Để giờ học lịch sử là một “món quà”

Thứ hai - 07/01/2019 22:13
Hiện tượng “thầy chán dạy, trò chán học” trong môn Lịch sử đang được “mổ xẻ” dưới nhiều góc độ. Mong muốn Lịch sử trở thành môn học yêu thích là nguyện vọng chính đáng của cả giáo viên và học sinh. Bài viết này của một cô giáo dạy sử nói lên phần nào điều đó…
Để giờ học lịch sử là một “món quà”
Để giờ học lịch sử là một “món quà”
Làm thế nào để cả giáo viên và học sinh đều có hứng thú trong giờ học Lịch sử? Làm sao để mỗi giờ học Lịch sử không (còn) phải là một gánh nặng mà sẽ là một món quà với cả thầy và trò?

Học sử như “bị tra tấn”

Nhiều học sinh đã thẳng thắn bày tỏ: Em thích xem phim, đọc sách lịch sử nhưng em không thích học Lịch sử ở trên lớp. Có em không ngần ngại mà nói thẳng: Em thấy học sử như bị “tra tấn” (?)

Học sinh không thích học môn sử vì nó khô khan, chán ngắt. Cuộc sống xã hội diễn ra phong phú trên mọi lĩnh vực, nhưng trong sách giáo khoa Lịch sử, chỉ có nội dung chính trị, chiến tranh, cách mạng được chiếm phần “nặng” nhất. Sách giáo khoa Lịch sử như sự rút gọn của giáo trình đại học, cao đẳng. Ngôn ngữ diễn đạt trong sách giáo khoa ở cấp trung học phổ thông cũng giống như ở trung học cơ sở hay tiểu học, dù tâm - sinh lý lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh ở các bậc học hoàn toàn khác nhau.

day hoc lch su 4
Giờ Lịch sử như bị “tra tấn” vì các em phải nhớ quá nhiều sự kiện

Học sinh chán học sử vì kiến thức chỉ được nhồi nhét một chiều. Với đặc điểm ham hoạt động, thích khám phá, nhiều học sinh, nhất là những học sinh ở bậc phổ thông trung học bước đầu đã có tư duy độc lập, thể hiện rõ việc không thích sự áp đặt kiểu “ta luôn thắng, địch luôn thua, ta tốt, địch xấu” như phong cách của tranh cổ động một thời “Địch xanh - Ta đỏ; Địch nhỏ - Ta to; Địch co ro - Ta hùng dũng” (!)
Học sinh coi thường môn sử vì thấy kiến thức lịch sử không được vận dụng vào cuộc sống. Không ít giáo viên dạy sử đã được nghe câu: “Thưa cô, em không biết học Lịch sử để làm gì ạ.”. Xin đừng vội trách học sinh, bởi vì đúng là nhiều kiến thức Lịch sử không được vận dụng vào đời sống, nhiều điều các em cần lại không được trang bị trên ghế nhà trường. Những câu hỏi rất gần gũi cuộc sống của các em cần được giải đáp như: Ý nghĩa của tên làng xóm, con phố nhà em là gì? Đình làng em thờ ai, vị ấy có công gì với làng? Quê em có truyền thống và phong tục gì? Các nghi lễ thờ cúng ở nhà em, ở đình, chùa làng em như thế nào?... lại chẳng mấy khi được quan tâm giải đáp. Hay kiến thức về chủ quyền trên Biển Đông, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam rất cần trang bị cho học sinh trong bối cảnh hiện nay nhưng chưa được đề cập tới trong chương trình và sách giáo khoa.

Để Lịch sử là môn học yêu thích

Xác định đúng vị thế bộ môn Lịch sử trong trường phổ thông là điều cần làm trước hết để nâng cao tâm thế người dạy và người học Lịch sử. Khi giáo viên Lịch sử bị xem là người dạy “môn phụ”, kiến thức lịch sử chỉ để “ứng thi” nếu có trong kỳ thi tốt nghiệp hoặc trong thi đại học khối C thì sẽ khó có sự cải thiện tình hình. Môn Lịch sử phải được trở lại với giá trị (gốc) của nó là môn học để làm người, giáo dục lòng yêu nước, giữ bản sắc và truyền thống dân tộc, tạo gốc rễ vững bền cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai. Khi ấy, người giáo viên sẽ tự hào vì mình dạy môn Lịch sử, học sinh sẽ cảm thấy xấu hổ vì mình dốt Lịch sử nước nhà.

Nội dung kiến thức lịch sử đưa vào giảng dạy trong nhà trường phong phú, đa dạng, không chỉ phản ánh những cuộc chiến tranh, cách mạng mà còn phải chú trọng tới kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật… Ở bậc Tiểu học, chỉ cần học lịch sử qua Truyện kể lịch sử, với ngôn ngữ sinh động, phù hợp với trẻ em. Ở cấp trung học cơ sở, các em sẽ học các sự kiện cơ bản của Lịch sử thế giới và Việt Nam. Ở cấp trung học phổ thông, học sinh sẽ học lịch sử qua các chủ đề, nâng cao kỹ năng thực hành bộ môn. Nội dung sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng nhận thức, đặc điểm tâm - sinh lý và sự phát triển ngôn ngữ của đối tượng học sinh từng cấp. Bên cạnh đó, nên tăng thời lượng và mở rộng việc dạy - học sử ở bảo tàng, trên thực địa, gắn dạy và học lịch sử với giáo dục di sản, di tích, văn hóa ở địa phương gần gũi với học sinh.

Bên cạnh đó giáo viên cần đổi mới các phương pháp dạy học để đem đến sự hào hứng, hứng thú cho học sinh. Có thể áp dụng các phương pháp sau đây.

1. Tạo Fanpage để học sinh học Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ

Trong thời đại công nghệ 4.0 học sinh dễ dàng tiếp cận với các trang mạng xã hội để trao đổi, tìm kiếm thông tin.

Việc tạo lập các fanpage học tập sẽ tạo hiệu ứng cho học sinh và đem đến sự hứng thú, kích thích các em tìm hiểu.

Những nội dung nên đưa vào các fanpage học Lịch sử không đơn thuần chỉ là các sự kiện, những con số khô  khan, mà ngoài ra giáo viên nên đưa vào những hình ảnh, thơ ca, bài hát để truyền tải những thông tin một cách thú vị, dễ hiểu nhất.

Qua đó các em sẽ nhớ lâu hơn, những hình ảnh, bài thơ sẽ đọng lại lâu hơn và là cách học Lịch sử hiệu quả.

Thông qua Fanpage học Lịch sử giáo viên có thể tổ chức các cuộc thảo luận, các trò chơi để học sinh có thể trình bày được quan điểm, ý kiến của mình.

day hoc lch su 6
Dạy học Lịch sử qua Fanpage

Nhờ vào kênh Facebook trường THCS Trương Hán Siêu (Ninh Bình) đã áp dụng thành công fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” vào dạy học. Những giờ học khô khan đã trở nên sinh động, nhiều màu sắc và học sinh trở nên yêu thích môn Sử hơn.

2. Phương pháp trình bày miệng:

Đây là phương pháp truyền thống, vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc giảng dạy của GV và học tập của học sinh (HS). Phương pháp này không chỉ giúp HS khôi phục hình ảnh về nội dung bài học đang nghiên cứu mà còn giúp các em nhận thức sâu sắc kiến thức, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết trong nghiên cứu tìm tòi.

GV và HS có thể vận dụng nhiều cách trình bày miệng như tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích,… GV phải căn cứ vào đặc trưng môn học để sử dụng cho phù hợp. Song khi sử dụng các cách trình bày miệng phải đảm bảo yêu cầu phát huy tính tích cực, chủ động của HS.

3. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:

Bạn có thể sử dụng các đồ dùng trực quan như:

  • Hiện vật: Bao gồm những di tích văn hóa, di tích lịch sử và cách mạng, những di vật khảo cổ hoặc di vật thuộc các thời đại lịch sử. Đây là những tài liệu gốc có giá trị, có ý nghĩa to lớn về nhận thức, giáo dục và phát triển HS. Song loại đồ dùng trực quan này không có sẵn trong trường phổ thông mà được giữ gìn trong bảo tàng, hoặc ở nơi có di tích và không còn được nguyên vẹn.

Vì vậy, khi sử dụng các hiện vật trong dạy học, cần phát huy trí tưởng tượng tái tạo, tư duy lịch sử để HS hình dung đúng đời sống hiện thực của quá khứ. Trong điều kiện thuận lợi, GV nên tổ chức dạy học trong các viện bảo tàng ở Trung ương, địa phương hay ở ngay các địa điểm có di tích, tức là tiến hành bài học ngay tại di sản.

day hoc lch su 5
Dạy học Lịch sử bằng sơ đồ
  • Đồ dùng trực quan tạo hình: Bao gồm mô hình, sa bàn và các loại đồ phục chế khác, hình vẽ, phim, tranh ảnh… GV có thể khai thác, sưu tầm, chụp ảnh từ các di sản đem về trường, xây dựng để tiến hành bài học trên lớp hay tại di sản.

  • Đồ dùng trực quan quy ước: Bao gồm các loại bản đồ, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu… GV có thể khai thác, sưu tầm từ bảo tàng, di tích hoặc dựa vào tài liệu viết về di sản để xây dựng, phục vụ các bài học lịch sử tiến hành trên lớp hay tại di sản.
day hoc lch su 3
Bảo tàng 3D của cô giáo Nguyễn Thu Quyên trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương)
 

Khi sử dụng những đồ dùng trực quan trên, GV phải căn cứ vào đặc trưng môn học, đối tượng để có phương pháp sử dụng phù hợp, phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình quan sát kết hợp phát biểu, tự chiếm lĩnh kiến thức.

Sử dụng trao đổi, đàm thoại giữa thầy với trò, trò với trò dưới sự hướng dẫn của thầy để đạt được mục đích học tập đề ra. Ví dụ khi sử dụng tranh, ảnh về di sản trong bài học trên lớp GV cần hướng dẫn HS quan sát, nêu câu hỏi gợi mở để HS tìm hiểu nội dung bài học thể hiện qua tranh ảnh, trao đổi thảo luận, trình bày ý kiến trước lớp. Cuối cùng GV đánh giá, chốt lại kiến thức trước lớp.

4. Phương pháp dạy học nêu vấn đề:

Bản chất phương pháp này là tạo ra các tình huống có vấn đề và điều khiển người học giải quyết những vấn đề học tập đó. Nhờ đó HS lĩnh hội vững chắc kiến thức mới, kĩ năng mới hoặc thái độ tích cực. Bài học sẽ có ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập của HS.

Khi nêu vấn đề phải đảm bảo tính khoa học, tính Đảng, ngôn ngữ trong sáng…, đặt HS trước sự giải quyết một điều mới, điều chưa biết, đồng thời hướng dẫn học sịnh độc lập tìm ra vấn đề trên cơ sở phần trình bày của GV và những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vốn sống thực tế của các em.

Tình huống có vấn đề thường là: Tình huống nghịch lí (tình huống xuất hiện đứng trước một sự lựa chọn rất khó khăn, giữa hai hay nhiều phương án giải quyết); tình huống bác bỏ (tình huống có vấn đề đòi hỏi bác bỏ một điểm kết luận sai lầm); tình huống đòi hỏi giải thích tại sao…

Các tình huống này đòi hỏi người học vận dụng kiến thức và kĩ năng vốn có để giải quyết vấn đề đặt ra. Người học phải tìm ra được các mối liên hệ đặc biệt là mối quan hệ nhân quả đó.

Các bài tập nêu vấn đề là bài tập mà việc độc lập giải quyết nó sẽ dẫn đến chỗ tạo ra sự hiểu biết mới bằng cách giải quyết mới mà trước đó HS chưa biết. Chức năng quan trọng của bài tập nêu vấn đề là rèn luyện năng lực tích cực, độc lập suy nghĩ trong giải quyết vấn đề nhằm phát triển tư duy cho Hs trong quá trình học tập.

5. Phương pháp dạy học theo dự án:

HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức tạp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực tiễn. Nhiệm vụ học tập này được HS thực hiện với tính tự lực cao trong suốt quá trình học tập từ xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả…làm việc nhóm là dạng tổ chức hoạt động chủ yếu cả dự án.

Dạy học dự án góp phần gắn lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, kích thích động cơ và hứng thú học tập của HS, phát huy tính tính cực, tính trách nhiệm, sáng tạo, bền bỉ, kiên nhẫn trong công việc của HS.

Trình tự tổ chức dạy học theo dự án thường là:

Lựa chọn đề tài và xác định mục đích của dự án. Đây là việc làm rất quan trọng, GV và HS phải cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án.

Xây dựng kế hoạch thực hiện. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, trong đó cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc của nhóm.

Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện kế hoạch đề ra, trong đó HS cần kết hợp các hoạt động trí tuệ với hoạt động thực tiễn, thực hành như thu thập thông tin qua báo chí, Internet, thư viện, thực nghiệm, quan sát; xử lý thông tin, thảo luận trong nhóm, trao đổi, xin ý kiến GV…

Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: HS tập hợp tất cả kết quả thành một sản phẩm cuối cùng. Kết quả dự án có thể trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau như báo cáo, thu hoạch, đóng kịch…

Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả thu được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.

6. Sử dụng CNTT trong dạy học:

Bên cạnh các đồ dùng trực quan truyền thống để dạy học Lịch sử, GV cần sử dụng máy vi tính với các phần mềm thông dụng mà phổ biến hiện nay là PowerPoint. Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập và tích cực hóa các hoạt động của HS.

Tuy nhiên cần chú ý: Sử dụng CNTT vào dạy học lịch sử phải đảm bảo mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học, mục tiêu bài học. Đảm bảo tính trực quan trong dạy học, có tác dụng gây hứng thú học tập cho HS một cách tích cực

Không lạm dụng việc sử dụng CNTT, biến giờ học thành giờ trình diễn hình ảnh và HS chỉ có vai trò khám thị một cách say mê song bị động và không có tác dụng nhiều trong việc tiếp thu kiến thức.

Nhà trường không phải là nơi duy nhất cung cấp kiến thức. Học sinh cần được trang bị phương pháp học và tự học để biết cách khai thác và xác minh thông tin, đồng thời cũng biết cách phân tích sự kiện, hiện tượng lịch sử và tự mình rút ra những nhận xét, đánh giá. Giáo viên có trách nhiệm định hướng, kiểm tra và “chỉnh sửa” khi cần thiết những hoạt động có tính thao tác này.

Trong môn Lịch sử, học sinh có thể phát huy sự độc lập, sáng tạo của mình trong tư duy, học tập và kiểm tra qua những hình thức và phương pháp mới thay vì (phải chịu) quá nặng hình thức kiểm tra ghi nhớ kiến thức như hiện nay. Những bài kiểm tra “phá cách” như viết thư cho một nhân vật lịch sử, viết cảm tưởng khi đứng trước di tích Lịch sử, hay sử dụng công nghệ hiện đại để làm video clip hoặc thậm chí một dự án làm phim Lịch sử có thể khiến học sinh vô cùng hứng thú.

Đừng kết tội “Học sinh ta đã quay lưng với môn Lịch sử” mà phải thấy rằng các em đang “đòi” được học Lịch sử tốt hơn cái mà nhà trường chúng ta đang có.

Học đi đôi với hành, tăng cường thực hành bộ môn và vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống là một phương cách để phát huy giá trị bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, để mỗi bài học Lịch sử là một “món quà” chứ không phải là một “cuộc tra tấn”.

Hy vọng bài viết được AZtest tổng hợp trên đây sẽ đem đến luồng gió mới trong cách dạy học Lịch ở các cấp học.

>>>Xem thêm: 10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2018

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ 02336.270.610 - 0905.908.430 (hotline 24/7) hoặc Fanpage https://fb.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Nguồn tin: Báo Tin tức

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn