Cách khai thác Atlat để học tốt hơn Địa lý lớp 12

Thứ ba - 12/03/2019 22:37
Địa lý tự nhiên là phần có kiến thức trừu tượng và rất khó, nếu không sử dụng kênh hình để dạy và học, thì việc học của học sinh sẽ khá khó khăn. Biết cách khai thác, rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat sẽ giúp học sinh học tốt hơn phần kiến thức này.
Cách khai thác Atlat để học tốt Địa lý lớp 12
Cách khai thác Atlat để học tốt Địa lý lớp 12

Dưới đây là kinh nghiệm của cô Trần Thị Châm - giáo viên Trường THPT Xuân Áng (Phú Thọ) - trong rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh khi dạy học phần Địa lý tự nhiên ở chương trình địa lý lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn học nói chung, hiệu quả ôn tập Địa lý thi THPT quốc gia nói riêng.

Tìm hiểu các nội dung trong bản đồ, biểu đồ của Atlat

Cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ, biểu đồ của Atlat để rút ra các nhận xét cần thiết và trả lời tốt các câu hỏi trắc nghiệm về Atlat. Để tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ, cần hiểu được hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ.

su dung atlat 1
Tìm hiểu các nội dung trong bản đồ, biểu đồ Atlat

Trong Atlat, hệ thống ký hiệu được dùng là những quy định về cách biểu hiện bằng màu sắc, các phương pháp ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ... Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, nắm vững các quy ước ở mục ký hiệu chung ngay từ trang đầu tiên của Atlat và các bảng chú giải trong từng trang Atlat để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ, biểu đồ và từ đó phân tích chính xác hơn.

Giáo viên hướng dẫn học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào cũng cần phải: Đọc tên từng bản đồ để hiểu từng nội dung bản đồ thể hiện;

Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. Mỗi nội dung bản đồ khác nhau, cách dùng màu sắc để thể hiện cũng khác nhau.

Trong bản đồ hình thể và các miền địa lý tự nhiên, màu sắc để thể hiện độ cao, thấp, nông, sâu của địa hình. Trong bản đồ địa chất, khoáng sản, màu sắc lại thể hiện tuổi của các loại đá. Trong bản đồ các nhóm đất, bản đồ động thực vật, màu sắc thể hiện các nhóm đất, hoặc các thảm thực vật khác nhau. Trong bản đồ khí hậu, màu sắc lại thể hiện sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa... và các ký hiệu hình học thể hiện các loại khoáng sản. Ký hiệu tượng hình thể hiện các loài động – thực vật. Ký hiệu đường chuyển động thể hiện hướng gió, tính chất gió, đường đi của các cơn bão...

Cùng với đó, tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh trong Atlat; từ đó, rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên và kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học.

Khai thác Atlat địa lý, bài: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ


Giới thiệu với học sinh trong trang 4,5 của Atlat địa lý Việt Nam, ngoài bản đồ hành chính Việt Nam, ở góc phải phía trên còn có bản đồ các nước Đông Nam Á.

su dung atlat 2
Sử dụng Atlat để khai thác bài: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Yêu cầu học sinh phải xác định được hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến, đọc kỹ bảng chú giải trong trang bản đồ để xác định các ký hiệu trên bản đồ, đặc biệt là biên giới các quốc gia:

Dựa vào kênh chữ trên bản đồ học sinh xác định được các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam.

Dựa vào hệ thống kinh - vĩ tuyến và kênh chữ xác định các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ Việt Nam.

Dựa vào bản đồ Các nước Đông Nam Á và hệ thống kinh - vĩ tuyến xác định được Việt Nam nằm ở khu vực nào trên thế giới và ở vị trí nào trong khu vực Đông Nam Á.

Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vùng biển của nước ta trên bản đồ hành chính và bản đồ các nước Đông Nam Á: Trên bản đồ Đông Nam Á, vùng biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông, giáp với vùng biển của các quốc gia nào?

Xác định đường cơ sở, để trên cơ sở đó xác định các bộ phận hợp thành vùng biển Việt Nam. Xác định hệ thống các đảo, đặc biệt là 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

Trên cơ sở kết hợp với kênh chữ trong SGK, học sinh có thể làm rõ được yêu cầu của bài học: kết luận về đặc điểm vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam.

Khai thác Atlat địa lý, bài: Đất nước nhiều đồi núi


Khai thác các bản đồ để làm rõ đặc điểm chung của địa hình Việt Nam: Dựa vào màu sắc, các lát cắt địa hình kết hợp với kênh chữ trong bản đồ Hình thể (trang 6,7), bản đồ các miền địa lý tự nhiên (trang 13,14) để xác định các dạng địa hình chính, sự phân bậc của địa hình, tỷ lệ giữa các dạng địa hình, hướng địa hình, các khu vực địa hình chính và sự khác nhau của các khu vực địa hình.
Khai thác các bản đồ để làm rõ sự phân hóa thành các khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực địa hình: Căn cứ vào màu sắc thể hiện trên bản đồ, cách thể hiện kênh chữ trên bản đồ để làm rõ: Ranh giới các khu vực địa hình, dạng địa hình chính, độ cao địa hình, hướng các dãy núi và hướng của các thung lũng sông…


Sử dụng Atlat để khai thác bài: Đất nước nhiều đồi núi
Kết hợp bản đồ hình thể, các miền địa lý tự nhiên với bản đồ địa chất khoáng sản, đất, thực vật và động vật, sông ngòi và các hình ảnh về các hoạt động sản xuất kinh tế trong các trang để nêu lên các thế mạnh và hạn chế ở các khu vực địa hình.

Khai thác Atlat địa lý, bài: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển


Khai thác các bản đồ hành chính, hình thể (trang 4,5,6,7), khí hậu (trang 9) để làm rõ đặc điểm của biển Đông.
Ví dụ: Trong bản đồ khí hậu, phân tích các biểu đồ về lượng mưa, biến động nhiệt độ ở một số địa điểm, qua các ký hiệu đường chuyển động có thể xác định được các chế độ gió và bão ở trên biển từ đó làm rõ đặc điểm biển Đông là biển nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, có nhiệt độ nước biển cao; lượng mưa lớn thay đổi theo mùa đồng thời chịu tác động của hai chế độ gió mùa là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, chịu ảnh hưởng của nhiều bão...đồng thời kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa làm rõ được vai trò của biển Đông đến khí hậu Việt Nam


Sử dụng Atlat để khai thác bài: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Khai thác các bản đồ Hình thể, Địa chất khoáng sản, Sông ngòi, Thực vật và Động vật làm rõ vai trò của biển Đông đối với địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển; tài nguyên thiên nhiên vùng biển:

Ví dụ: xác định trên bản đồ Hình thể, sông ngòi các dạng địa hình ven biển được thể hiện qua các ký hiệu, các kênh chữ... để thấy được nhờ có biển Đông làm cho địa hình ven biển nước ta trở nên rất đa dạng, bao gồm các đồng bằng châu thổ sông; các cửa sông; các vũng vịnh biển; các bãi cát, cồn cát; các đảo, quần đảo...

Trên cơ sở đó kết hợp với kênh chữ trong SGK, và các phương tiện dạy học khác giới thiệu thêm các hình ảnh liên quan (hình ảnh về các bãi biển nổi tiếng ở nước ta, về vịnh Hạ Long, Nha Trang..., rừng ngập mặn Cần Giờ ở TP Hồ Chí Minh, hình ảnh rừng U Minh, hình ảnh rừng trên các đảo...), để học sinh có thể làm rõ được yêu cầu của bài học.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của AZtest, quý thầy cô đã có thêm phương pháp hay trong dạy học Địa lý lớp 12.

>>>Xem thêm: Cách tạo đề thi trắc nghiệm Địa lý lớp 12

ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ 02336.270.610 - 0905.908.430 (hotline 24/7) hoặc Fanpage https://fb.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Nguồn tin: Báo Giáo dục và thời đại

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn