Bỏ túi cách ra đề thi trắc nghiệm hiệu quả 99%

Thứ tư - 26/08/2020 06:43
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong ngành giáo dục. Vậy cách ra đề như thế nào là hợp lý cho từng đối tượng? Khi ra đề thi trắc nghiệm cần lưu ý điều gì? Hãy cùng AZtest theo dõi qua bài viết sau.
Cách ra đề thi trắc nghiệm hiệu quả 99%
Cách ra đề thi trắc nghiệm hiệu quả 99%

1. Thi trắc nghiệm là gì?

Tùy vào cách phân biệt của mỗi người mà có từng khái niệm “thi trắc nghiệm” khác nhau. Từ trắc nghiệm trong tiếng Hán có nghĩa như sau: “trắc” là đo lường, “nghiệm” là suy xét, chứng thực. Vậy thi “trắc nghiệm” là bài kiểm tra đo lường, chứng thực kiến thức của học sinh. 

>>> Các bạn có thể tìm hiểu mọi vấn đề về thi trắc nghiệm tại đây

2. Các hình thức thi trắc nghiệm

Trong chương trình giáo dục phổ thông, có 4 hình thức trắc nghiệm cơ bản được sử dụng khi kiểm tra thường xuyên, định kỳ, thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng:

  • Trắc nghiệm đúng – sai: Chỉ gồm 2 lựa chọn là đúng hoặc sai.

  • Trắc nghiệm điền khuyết: Căn cứ vào dữ liệu, thông tin đã cho hoặc đã biết để điền vào chỗ trống theo yêu cầu của bài (có thể phần điền khuyết là một số câu trả lời ngắn của một câu hỏi).

  • Trắc nghiệm ghép đôi: Với hai nhóm đối tượng đã cho, phải ghép nối một đối tượng của nhóm thứ nhất với một đối tượng của nhóm thứ hai thỏa mãn yêu cầu của bài.

  • Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: là trắc nghiệm bao gồm hai phần:

    • Phần mở đầu (câu dẫn): Nêu vấn đề và cách thực hiện.

    • Phần thông tin: nêu các câu trả lời (các phương án) để giải quyết vấn đề, trong các phương án này, chỉ có một phương án đúng, HS phải chỉ ra được phương án đúng.

3. Cách ra đề thi trắc nghiệm hiệu quả 99%

Để giúp các thầy cô giáo có cái nhìn tổng quát về cách ra đề thi trắc nghiệm, AZtest xin đề xuất cách xây dựng đề thi như sau:

Hướng dẫn cách ra đề thi trắc nghiệm
  • Mục đích của việc xây dựng đề thi là gì? 

Đề kiểm tra được coi là một bài test để đánh giá kiến thức của học sinh khi kết thúc một chương, một kỳ hay một cấp nên những người biên soạn đề cần hiểu rõ mục đích, yêu cầu của việc xây dựng đề thi là gì?, thực tế năng lực của học sinh ra sao để có thể biên soạn đề phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, đúng với yêu cầu của Bộ GD&ĐT

  • Xác định hình thức đề kiểm tra. 

    • Trắc nghiệm khách quan 100%
    • Trắc nghiệm tự luận
    • Kết hợp chung cả 2 hình thức trong cùng một bài thi

Mỗi hình thức đều có các ưu và nhược điểm của nó, các giáo viên cần phải xác định rõ mục đích của bài thi để có cách xây dựng đề cho phù hợp với chương trình học và thực tế kiến thức của học sinh.

Đối với hình thức thi vừa trắc nghiệm khách quan vừa trắc nghiệm tự luận, các giáo viên có thể tổ chức thi chung trên một tờ giấy hoặc có thể tổ chức thi trắc nghiệm khách quan trước rồi thi trắc nghiệm tự luận sau.

  • Thiết lập ma trận đề kiểm tra

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, chủ đề cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ

Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

Ma trận đề kiểm tra (TL và TNKQ)
Việc ra đề thi còn dựa trên cơ sở phát triển năng lực của học sinh ở 3 mức độ từ đơn giản đến phức tạp: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng (Vận dụng thấp và vận dụng cao)
  • Nhận biết: Nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin,... là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ học sinh chỉ cần nhớ hoặc nhận ra dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng.
  • Thông hiểu: Hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng. Giải thích, chứng minh được là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng có liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết.

  • Vận dụng: Nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định lí, định luật, công thức để giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn. Đây là mức độ cao hơn mức độ thông hiểu trên.

  • Biên soạn câu hỏi theo ma trận. Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận phải dựa trên nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi, nội dung câu hỏi. Mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một vấn đề nhất định như một khái niệm, đặc điểm,...

  • Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm. Việc xây dựng cần đảm bảo 2 yêu cầu chính: Nội dung phải chính xác và khoa học, Cách trình bày phải chi tiết, cụ thể nhưng phải ngắn gọn và đầy đủ.

  • Xem xét lại việc biên soạn đề. Sau khi biên soạn xong, giáo viên cần phải lướt qua một vài lần để chắc chắn là không còn sai sót và có thể đưa vào sử dụng. Việc xem xét lại nhiều lần sẽ giúp cho quá trình thi và kiểm tra diễn ra thuận lợi và ít sai sót.

4. Lưu ý khi ra đề thi trắc nghiệm

Thầy Huỳnh Quốc Huy (Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, Sóc Trăng) đưa ra một số lưu ý khi ra đề thi trắc nghiệm như sau:

  • Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình, phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.

  • Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể, không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa. Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh.

  • Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức. Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh.

  • Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra.

  • Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn; Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.

  • Không đưa ra phương án “ Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.

Trên đây là một vài chia sẻ của AZtest về cách ra đề thi trắc nghiệm hiệu quả 99% mà các bạn có thể tham khảo. Hãy đến với www.aztest.vn, hệ thống cung cấp website trắc nghiệm trực tuyến cho các cá nhân, trường học, doanh nghiệp... có nhu cầu cung cấp đề thi trực tuyến cho người dự thi. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. 

Nếu có điều gì thắc mắc liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0233.777.4455 (Ext 3) để được nhân viên tư vấn hướng dẫn tận tình.

>>> XEM THÊM: Thi trắc nghiệm THPT có từ năm nào?

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn