Đổi mới dạy học môn Sinh học đáp ứng chương trình, SGK mới
Chú trọng thí nghiệm, thực hành
Sinh học là khoa học thực nghiệm, do đó việc truyền thụ kiến thức cho học sinh cũng bắt đầu từ quan sát, mô tả, thực nghiệm, chứng minh đi đến kết luận.
Đó là con đường nhận thức của nhân loại về thế giới tự nhiên, thế giới sinh vật. Đối tượng nghiên cứu môn Sinh học có sẵn trong tự nhiên, học sinh dễ tìm kiếm, dễ quan sát, dễ thực nghiệm.
Nhấn mạnh nội dung này, thầy Lạc cho biết: Một trong những vấn đề được Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng là hoạt động thí nghiệm thực hành trong dạy học môn Sinh, bởi trên thực tế, số tiết thực hành quy định trong chương trình và sách giáo khoa rất hạn chế khiến hiệu quả môn học thấp.
Đồng thời, tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học; học sinh phải độc lập chủ động quan sát và nghiên cứu thí nghiệm tranh vẽ, mẫu vật, mô hình..., từ đó rút ra kết luận và kiến thức hoàn chỉnh dưới sự chỉ dẫn của giáo viên.
Có như vậy mới làm cho học sinh thực sự tư duy, sáng tạo, biết làm việc, nghiên cứu khoa học, giúp việc tiếp thu kiến thức được vững chắc, nhớ kỹ, nhớ lâu.
Để nâng cao chất lượng dạy học Sinh học, không thể thiếu việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giờ lên lớp. Tại Hà Tĩnh, giáo viên đã nắm được hệ thống các phương pháp dạy học, phối hợp khá linh hoạt, tổ chức lớp học khá đa dạng và phong phú như dạy ở phòng học truyền thống, ở phòng thực hành thí nghiệm, ở vườn Sinh học hoặc ở đồng ruộng, ở các trang trại sản xuất… phù hợp thực tế địa phương.
Do đó, đã tạo ra nhiều tiết dạy sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh vào quá trình khám phá, tìm tòi lý thú, với sự bổ trợ tích cực của các phương tiện và thiết bị dạy học dồi dào.
Bên cạnh đó, trong xu thế Internet bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, thầy Lạc cho rằng: Giáo viên cần tăng cường khả năng tự học môn Sinh học của học sinh bằng các công cụ trực tuyến.
Giáo viên cũng có thể thông qua công cụ trực tuyến để truyền tải bài học tới học sinh như tham gia xây dựng những bài học trực tuyến; xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu và thư viện điện tử, sáng tạo những phần mềm để học sinh thích thú hơn với bộ môn Sinh học trong nhà trường.
Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong học sinh THPT cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với bộ môn Sinh học ở trường phổ thông thì càng có nhiều cơ hội giúp học sinh nghiên cứu khoa học, bởi bộ môn Sinh học có thể giải quyết được nhiều vấn đề của thực tiễn cuộc sống.Khi những kiến thức lý thuyết không còn khô khan, phản ánh thế giới sinh vật đa dạng, phong phú giúp học sinh học tập hứng thú hơn.
“Trên thực tế, thiết bị dạy học môn Sinh học hiện nay tại các nhà trường còn nghèo nàn về chủng loại, chỉ có một số tranh ảnh đơn điệu, mô hình đơn giản, tính thực tiễn, ứng dụng chưa cao, chưa sát với thực tế...
Bởi vậy, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tập trung rà soát, đánh giá thực trang thiết bị dạy học, mua sắm bổ sung, đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học; xây dựng thư viện môn Sinh học THPT, vườn Sinh học nhằm đáp ứng được yêu cầu dạy học.
Đồng thời, rà soát lại toàn bộ nội dung chương trình, loại bỏ những nội dung kiến thức trùng lặp, hàn lâm, xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
Từ đó, xác định được nhiệm vụ của người giáo viên khi dạy từng nhóm bài cụ thể; biết lựa chọn và sử dụng đúng thiết bị dạy học, lựa chọn địa điểm dạy học phù hợp...” - Thầy Lạc cho biết thêm.
Vận dụng triệt để dạy học tích hợp - liên môn
Khẳng định dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, thầy Lạc cho rằng, môn Sinh học là khoa học thực nghiệm nên rất thuận lợi cho dạy học tích hợp liên môn.
Thực hiện chỉ đạo đổi mới dạy học hiện nay của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo triển khai dạy học tích hợp liên môn ở bộ môn Sinh học.
Theo đó, tập huấn cho 100% giáo viên về nội dung dạy học tích hợp liên môn; trang bị cho cán bộ, giáo viên có những kỹ năng cơ bản về xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp - liên môn.
Việc hướng dẫn giáo viên chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên môn được chú trọng, cùng với tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp hội giảng; tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa bàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.
“Sở GD&ĐT cũng đã hướng dẫn giáo viên sử dụng nhiều phương pháp để dạy học tích hợp như: Dạy học theo dự án, phương pháp trực quan, phương pháp thực địa, phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp khăn trải bàn...
Đồng thời, đưa hoạt động trên trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ bộ môn và giáo viên hàng năm; tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích hợp, liên môn mà Bộ GD&ĐT đã phát động” - Thầy Lạc chia sẻ.
“Chỉ đạo trong giảng dạy môn Sinh học không được dạy lý thuyết suông, phải gắn với thực tế cuộc sống, xuất phát từ các tình huống, các vấn đề trong thực tiễn để giúp học sinh khám phá được những điều mới mẻ thông qua bài học, biết vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế, như giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh mình...”.
Thầy Nguyễn Ngọc Lạc
>>> XEM THÊM: Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn Sinh
ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ 02336.270.610 - 0905.908.430 (hotline 24/7) hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Nguồn tin: Báo giáo dục thời đại
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn