Tổng hợp bí quyết giảng dạy tốt ở từng bộ môn xã hội
Môn Văn
Mỗi môn học đều có bí quyết giảng dạy riêng, đối với môn Văn bên cạnh truyền tải những kiến thức cho học sinh như thế nào cho hiệu quả thì giáo viên cũng cần lòng ghép các bí quyết giảng dạy cho từng bài học, điều này sẽ giúp tăng sự hứng thú và khả năng ghi nhớ của học sinh vào từng bài học, nhờ đó mà học sinh ghi nhớ kiến thức bài học lâu hơn, nhiều hơn, giúp cải thiện được kết quả học tốt hơn.
Sau đây là một số bí quyết giảng dạy môn Văn mà giáo viên có thể áp dụng cho học sinh của mình, cụ thể:
Đưa giáo dục trí tuệ cảm xúc vào bài học
Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để góp phần nâng cao trí tuệ cảm xúc - EQ cho các em, cụ thể từ phương pháp dạy của cô giáo Phạm Phương Hoài, GV Trường THPT Đồng Lộc (Hà Tĩnh) đưa ra:
-
Ghi nhật ký văn học: Sẽ giúp học sinh ghi lại những suy nghĩ của học sinh về một tác giả, tác phẩm hay một hiện tượng, sự kiện văn học một cách có ý thức, có hệ thống với những suy nghĩ, trải nghiệm của mình.
-
Đóng vai nhân vật, tác giả: Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình.
-
Tạo tình huống có vấn đề: Là tình huống trong đó chủ thể nhận thức có trạng thái tâm lý đặc biệt: cảm thấy có cái “khó” trong nhận thức hay nói cách khác có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết đồng thời có mong muốn giải quyết mâu thuẫn bằng cách huy động những cái đã biết tạo ra phương thức hành động mới để đạt được hiểu biết mới.
>>> Chi tiết về bí quyết giảng dạy môn Văn bằng cách đưa giáo dục trí tuệ cảm xúc vào bài học tại bài viết: Giáo dục trí tuệ cảm xúc trong giờ dạy học văn như thế nào?
Tăng chất lượng bài giảng bằng những phương pháp quen thuộc
Ngoài các bí quyết trên, giáo viên cũng có thể tăng chất lượng bài giảng bằng những phương pháp quen thuộc, cụ thể như:
-
Đọc diễn cảm: Những văn bản thuộc thể loại thơ trung đại thường có dung lượng ngắn, đọc diễn cảm là khâu quan trọng, tạo ra tác dụng lớn, tạo ra những ấn tượng thẩm mỹ cho học sinh.
-
Vận dụng phương pháp gợi mở: Phương pháp này được sử dụng để dẫn dắt học sinh từng bước tham gia phát hiện phân tích và đánh giá từng bộ phận của tác phẩm.
-
Vận dụng phương pháp so sánh: Giáo viên dựa vào những nét tương đồng và khác biệt của các hiện tượng, yếu tố văn học có liên quan để giúp học sinh nhận rõ hơn đối tượng đang phân tích, mở rộng về phạm vi hiểu biết đồng thời tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về một nội dung kiến thức cụ thể.
-
Vận dụng phương pháp giảng bình: Đây là thao tác quen thuộc đối với hoạt động dạy học tác phẩm văn học ở nhà trường, có nhiều lợi thế trong việc mang lại hứng thú, cảm xúc trong quá trình dạy học văn.
-
Dạy học theo hướng tích hợp: Là phương pháp dạy học theo ba trục cơ bản là tích hợp ngang, tích hợp dọc và tích hợp liên môn (tích hợp ngoài văn bản) cũng là phương pháp phát huy hiệu quả trong dạy học Văn học trung đại Việt Nam hiện nay.
>>> Tìm hiểu chi tiết các phương pháp dạy Văn quen thuộc tại bài viết: Tăng chất dạy Văn THCS với những phương pháp quen thuộc
Phương pháp ôn tập các câu nghị luận văn học
Các câu nghị luận văn học là một phần không thể thiếu trong các bài kiểm tra THPT. Quá trình ôn tập nội dung nghị luận văn học có thể chia làm 2 phần: lý thuyết và thực hành. Mỗi phần này đều có thể có nhiều hình thức ôn tập hiệu quả. Do đó, để giúp học sinh của bạn có được điểm số cao đối với dạng câu này bạn thể ứng dụng bí quyết giảng dạy sau đây mà AZtest chia sẻ, cụ thể:
-
Nắm rõ cách ôn tập lý thuyết: Một trong những cách giúp học sinh nắm rõ kiến thức là hệ thống hóa kiến thức theo từng bài và theo giai đoạn văn học bằng sơ đồ tư duy, tóm lược nội dung bằng cách gạch đầu dòng, bằng từ khóa.
-
Nắm rõ cách ôn tập phần thực hành
-
Cho học sinh tiếp cận với thang điểm chấm thi
-
Tổ chức hình thức ôn tập phong phú, đa dạng
-
Cho học sinh thi thử hay kiểm tra sau mỗi chuyên đề
-
Lắng nghe học sinh để biết được học sinh của bạn cần gì
>>> Tham khảo các ôn luyện câu nghị luận văn học tại bài viết: Để ôn tập hiệu quả câu nghị luận văn học thi tốt nghiệp THPT
Môn Sử
Sử là một trong những bộ môn quan trọng thuộc ban xã hội. Do đó, việc làm thế nào để giúp học sinh của bạn đạt được điểm số cao đối với môn học này là điều được rất nhiều giáo viên dạy Sử quan tâm. Sau đây là một số bí quyết giảng dạy mà bạn có thể tham khảo để áp dụng vào các bài học cho học sinh của mình.
Chia vấn đề và học theo từng giai đoạn
Học theo hình thức “cuốn chiếu” và làm bài tập trắc nghiệm từng thời kỳ để củng cố kiến thức đã học. Trong mỗi thời kỳ giáo viên cần hướng dẫn học sinh chia ra theo từng giai đoạn, vấn đề nhỏ để ôn tập đạt kết quả cao.
-
Chia theo từng thời kỳ: Để học và nắm vững kiến thức, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ghi nhớ được bối cảnh của phong trào trong từng thời kỳ cụ thể. Ví dụ: Thời kì 1930 - 1945 có 3 phong trào: Phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939, phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Khi ôn phong trào dân chủ 1936 - 1939, thí sinh cần nắm được 4 vấn đề: Bối cảnh bùng nổ; chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương; những phong trào chính; ý nghĩa và bài học của phong trào.
-
Lưu ý phần nhận xét, ý nghĩa: Nhắc nhở học sinh trong quá trình học phải rút ra nhận xét, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm. Cách học này sẽ tạo cho học sinh của bạn nắm vững kiến thức, nhớ bài học lâu và hiểu được ý nghĩa của các phong trào giải phóng dân tộc.
>>> Xem chi tiết cách học môn sử bằng phương pháp chia vấn đề và học theo từng giai đoạn tại bài viết: Bí quyết đạt điểm cao môn Lịch sử: Chia vấn đề, học theo giai đoạn
Sử dụng sơ đồ tư duy khi học Lịch sử
Điểm mạnh nhất của sơ đồ tư duy là giúp phát triển ý tưởng và không bỏ sót ý tưởng, phát triển óc tưởng tượng, khả năng sáng tạo, hứng thú học tập. Nên hướng học sinh nghiên cứu, học tập thông qua hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy cùng với sự chỉ dẫn của giáo viên.
Trong quá trình thực hiện, giáo viên luôn có sự định hướng, hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy, dựa trên nguyên lý đi từ cây đến cành, đến nhánh; tương ứng với việc xác định chủ đề đến phát triển ý chính rồi ý phụ một cách logic.
>>> Chi tiết cách cải thiện điểm số bằng sơ đồ tư duy môn sử xem tại bài viết: Bí quyết giúp học sinh dùng sơ đồ tư duy học Lịch sử
Đưa hình thức sân khấu hóa vào bài giảng
Đây là hình thức dạy học hấp dẫn, thu hút học sinh. Thay vì tiếp nhận kiến thức một cách khô khan theo lối dạy học truyền thống, với hình thức sân khấu hóa, các em được trải nghiệm thực tế, được hóa thân vào nhân vật lịch sử, có cảm xúc và tự cảm nhận về nhân vật, từ đó hiểu và thêm yêu quê hương đất nước qua từng bài học.
>>> Tìm hiểu cách dạy học môn Lịch sử thông qua bài viết: Đưa hình thức sân khấu vào bài giảng
Bên cạnh tìm kiếm những bí quyết giảng dạy hiệu quả giúp học sinh đạt điểm cao đối với môn Lịch sử, giáo viên nên đưa ra các tấm gương học tốt môn Sử để học sinh có được động lực phấn đấu hơn trong quá trình học. Từ những tấm gương điển hình, học sinh có thể thấy được kết quả thực tế từ chính những phương pháp dạy mà giáo viên đã hướng dẫn.
>>> Tham khảo bài viết: Từ niềm đam mê đến điểm 10 môn Lịch sử của nữ sinh phố núi
Môn Địa
Môn Địa lý là bộ môn chứa đựng cả một kho tàng kiến thức về cả tự nhiên, kinh tế, xã hội. Môn Địa lý thực sự không khó nhưng vì lượng kiến thức lớn cũng như trải đều ở nhiều nội dung nên gây khó khăn cho học sinh trong việc ôn luyện.
Do đó, để giúp cho học sinh của bạn có được điểm số cao trong môn học này bạn có thể đưa ra các bí quyết học hiệu quả, cụ thể:
Chia sẻ học sinh những cách học bài mau thuộc lâu quên
-
Hãy chép tay thay vì học “thuộc lòng”
-
Dùng sơ đồ cây để hệ thống kiến thức chính cần nhớ
-
Luôn luôn liên tưởng với thực tế
-
So sánh sự giống và khác nhau để nhớ được nhiều kiến thức cùng lúc
-
Tạo ra những thử thách cho học sinh
-
Phân bài học ra thành từng phần
-
Củng cố kiến thức bằng cách làm bài thi trắc nghiệm
-
Khuyến khích học sinh trao đổi bài học với bạn của mình
>>> Xem chi tiết các học bài mau thuộc lâu quên tại bài viết: 7 cách học bài “mau thuộc lâu quên” môn Địa Lý
Sử dụng phương pháp thảo luận
Ngoài các phương pháp học nhanh lâu quên cho học sinh của mình, thì phương pháp thảo luận cũng có tác dụng phát triển tư duy khoa học, kỹ năng giao tiếp của học sinh. Thông qua thảo luận giúp học sinh mở rộng, đào sâu thêm vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận các vấn đề đó một cách có suy nghĩ…
>>> Chi tiết xem tại bài viết: Sử dụng phương pháp thảo luận trong giảng dạy Địa lý
Môn Anh Văn
Một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả cho học sinh trong quá trình học là phương pháp lặp lại tiềm thức, tức là không yêu cầu, áp đặt học sinh thuộc lòng từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh. Thay vào đó, các em được cung cấp hình ảnh, âm thanh cùng những nội dung kiến thức được lặp đi lặp lại, giúp nâng cao khả năng tư duy ngôn ngữ và ghi nhớ kiến thức.
Giáo viên phải là người định hướng, khơi nguồn sáng tạo và cảm hứng để học sinh khám phá tri thức. Cho dù phương pháp mà giáo viên giảng dạy có hay như thế nào thì cũng đòi hỏi sự lĩnh hội cũng như tập trung tiếp thu ở học sinh. Do đó, lựa chọn phương pháp dạy như thế nào cho hiệu quả là điều mà giáo viên cần tìm hiểu để giúp học sinh của mình học tốt hơn môn học này.
>>> Tìm hiểu thêm tại bài viết: Lặp tiềm thức - phương pháp dạy Tiếng Anh của cô giáo 9x
Môn GDCD
Trong những năm trở lại đây, GDCD là môn học thuộc ban xã hội được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cũng chính vì thế việc làm thế nào để áp dụng phương pháp giảng dạy cho môn học này là điều được nhiều giáo viên và học sinh quan tâm. Để có kiến thức lý thuyết tốt ở môn GDCD, học sinh cần nắm vững, thuộc lòng những kiến thức nền tảng. Với những bài học sẽ có kiến thức trọng tâm, điểm nhấn học sinh cần nhớ.
>>> Tham khảo bài viết: Bí quyết giành điểm cao khi thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân
Bài viết trên của AZtest đã tổng hợp các bí quyết giảng dạy tốt cho các môn học thuộc ban xã hội. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, từ đó giúp học sinh của mình dễ dàng hơn trong việc nắm vững kiến thức và đạt được kết quả cao trong quá trình học.
Nếu muốn tạo đề thi trắc nghiệm để phục vụ công tác giảng dạy được tốt hơn bạn có thể khởi tạo gói TRIAL dùng thử 7 ngày để trải nghiệm và sử dụng các chức năng nổi bật của sản phẩm.
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn