Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận
Giáo viên đứng lớp sẽ gặp khó khăn khi sử dụng sách giáo khoa để làm tài liệu hướng dẫn học sinh ôn thi theo hình thức trắc nghiệm. Từ thực tế này, các thầy cô tổ Toán - Tin học Trường THPT Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) chia sẻ kinh nghiệm xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ bài toán tự luận khi dạy học chương I và chương II của Hình học lớp 12.
Khai thác tối đa các kiến thức có trong bài toán gốc
Ý tưởng của các thầy cô tổ Toán - Tin học Trường THPT Mỹ Xuyên là: Với các bài toán trong sách giáo khoa, trước đây chúng ta dạy học sinh giải theo hình thức tự luận thì bây giờ sẽ chuyển các bài toán đó thành dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 4 lựa chọn.
Tuy nhiên, nếu chỉ chuyển một bài toán tự luận (tạm gọi là “bài toán gốc”) thành một câu hỏi trắc nghiệm thì quá đơn điệu và bỏ qua rất nhiều kiến thức liên quan có thể khai thác được khi phân tích tìm lời giải và quá trình nhìn lại bài toán khi đã giải đúng đáp số, quá trình tìm tòi, sáng tạo, phát triển, ứng dụng bài toán để giải các bài toán khác khi có thể,…
Cách làm được đưa ra là khai thác tối đa các kiến thức có “chứa” trong “bài toán gốc” để tạo ra các câu hỏi dạng trắc nghiệm theo các mức độ từ dễ đến khó, và theo các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao).
Một số lưu ý khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận được thầy cô tổ Toán - Tin học Trường THPT Mỹ Xuyên chia sẻ như sau:
Tuân thủ quy trình biên soạn câu hỏi
Tuân thủ quy trình biên soạn câu hỏi. Quy trình biên soạn câu hỏi với các bước:
- Bước 1: Xác định được chủ đề dạy học để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh.
- Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi chủ đề trong chương trình SGK hiện hành.
- Bước 3: Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các câu hỏi khi xây dựng nhằm đánh giá được các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) của học sinh.
- Bước 4: Bắt đầu biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm theo mỗi chủ đề đã xác định theo các loại và các cấp độ tư duy.
Vận dụng tốt bảng mô tả cụ thể về phân loại các cấp độ tư duy (theo GS. Boleslaw Niemierko)
Cấp độ tư duy |
Mô tả |
Nhận biết |
Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu. |
Thông hiểu |
Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. |
Vận dụng thấp |
Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết lôgic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa. |
Vận dụng cao |
Học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học – chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với các điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải quyết với kĩ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình huống học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. |
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Nguồn tin: Báo Giáo dục và thời đại
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn