7 cách học bài “mau thuộc lâu quên” môn Địa Lý
Trước tiên cùng tìm hiểu về môn Địa lý trong chương trình giáo dục hiện nay của Việt Nam.
1. Thực trạng môn Địa lý trong chương trình giáo dục hiện nay
Môn địa lý là môn được giảng dạy liên tục ở cả ba cấp học thông qua các môn Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3), Lịch sử và Địa lý (từ lớp 4 đến lớp 9), Địa lý (ở trung học phổ thông).
Ở cấp THPT, môn Địa lý là một trong các môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Đây là môn học vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lý kinh tế – xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lý tự nhiên).
Đối với những quốc gia phương Tây như Pháp, Anh. Địa lý là môn học quan trọng để dẫn dắt thế hệ trẻ hiểu được những thách thức và cơ hội trong bối cảnh thế giới vô cùng phức tạp. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cũng như học sinh chỉ xem môn Địa lý là một “môn học phụ” nên chỉ cần học cho có kiến thức là được, không cần chuyên sâu nhiều. Suy nghĩ sai ảnh hưởng đến tâm lý học tập của rất nhiều học sinh hiện nay.
2. 7 cách học bài “mau thuộc lâu quên” môn Địa lý
Hãy chép tay thay vì học “thuộc lòng”
Đây là cách học bài “mau thuộc lâu quên” không chỉ dành cho môn Địa mà còn cho tất cả các môn học khác. Khoa học đã chứng minh, thông tin mà chúng ta học thuộc chỉ được bộ não ghi nhớ tạm thời. Nếu không học thường xuyên thì kiến thức sẽ nhanh chóng bị quên đi. Dù tại thời điểm này, các em có thể nhắm mắt đọc hết lý thuyết về Địa lý tự nhiên nhưng một vài tháng sau kiến thức mà các em còn nhớ là rất ít.
Vì vậy, các em hãy bỏ thói quen cầm sách học thuộc bằng việc ghi chép lại. Ghi lại các nội dung lý thuyết, kiến thức bắt buộc phải nhớ vào sổ, hãy cố gắng ghi lại thật ngắn gọn, rõ ràng, sạch đẹp... Nhớ là sẽ chẳng ai muốn ngồi đọc một cuốn sổ tẩy xóa hoặc “chữ bác sĩ” cả. Ngoài ra, việc ghi chép kiến thức sẽ tạo nên một bộ tài liệu cá nhân giúp các em ôn tập lại bất cứ khi nào cần.
Dùng sơ đồ cây để hệ thống kiến thức chính cần nhớ
Sẽ có 3 phần kiến thức chính của môn Địa lý mà học sinh cần chú ý:
-
Địa lý tự nhiên và dân cư.
-
Địa lý các ngành kinh tế.
-
Địa lý vùng kinh tế.
Mỗi phần kiến thức này lại gồm nhiều bài học, mỗi bài lại gồm các ý lớn quan trọng. Các em có thể hình dung khung kiến thức cơ bản mà mình cần ôn tập giống như chiếc rễ cây. Bắt đầu từ gốc tỏa ra những chiếc rễ lớn. Từ rễ lớn lại tỏa ra các rễ nhỏ.
Vì vậy, để nắm rõ được nội dung kiến thức cốt lõi các em nên hệ thống lại phần kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ cây. Đọc và tìm các ý chính, gạch chân, xác định từ khóa và phát triển ý trên sơ đồ.
Các em sẽ không còn phải cầm một cuốn sách “nặng trình trịch” để học nữa. Toàn bộ kiến thức của một bài sẽ được thể hiện cô đọng, súc tích, nhìn vào sơ đồ sẽ nắm được ngay đâu là các ý chính quan trọng cần phải nhớ.
Nên chú ý trình bày sơ đồ sao cho thật sáng sủa, khoa học. Để sơ đồ ngắn gọn, dễ nhìn học sinh cũng có thể dùng ký hiệu viết tắt, miễn là các em hiểu được nội dung.
Luôn luôn liên tưởng với thực tế
Nếu các em cảm thấy lý thuyết môn Địa lý thật khô khan thì hãy liên tưởng với thực tế. Việc liên tưởng sẽ giúp kiến thức trở nên sinh động dễ nhớ hơn. Ví dụ, học đến phần “Địa lý các vùng kinh tế”, các em có thể liên tưởng đến thực tế. Ở đó có những biểu hiện đặc trưng gì giống với thông tin trong bài học?
Trong bài “Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ”. Các em cần nhớ thế mạnh của vùng là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, thủy điện, nông lâm nghiệp nhiệt đới…
Hãy liên tưởng các thế mạnh trên có xuất hiện đặc trưng ở những đâu. Thế mạnh về thủy điện thì không thể không nghĩ đến nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Du lịch thì có Sa Pa, Lào Cai quá nổi tiếng… Như vậy, bằng cách liên tưởng này, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.
So sánh sự giống và khác nhau để nhớ được nhiều kiến thức cùng lúc
Cách học bài “mau thuộc lâu quên” môn Địa này rất dễ mà hiệu quả mang lại thì cao không tưởng. Học sinh chỉ đưa ra tiêu chí so sánh chung cho hai hay nhiều sự kiện, sự việc ở cùng thời điểm… Lượng kiến thức lớn cần học tự nhiên sẽ được giảm xuống rất nhiều.
Ví dụ: Hãy so sánh vấn đề phát triển kinh tế ở Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ. Các tiêu chí mà các em có thể so sánh là:
-
Vị trí Địa lý.
-
Điều kiện tự nhiên.
-
Tài nguyên.Điều kiện xã hội.
-
Hiện trạng phát triển...
Sau khi đã đưa ra được các điểm giống và khác nhau, tóm gọn các ý giống nhau lại. Các ý khác nhau cần học còn lại sẽ không nhiều, như vậy chỉ cần học một mà học sinh sẽ nhớ được nhiều kiến thức hơn.
Tạo ra những thử thách cho học sinh
Tạo thử thách cho học sinh là cách dễ dàng nhất để giải quyết những mâu thuẫn tâm sinh lý lứa tuổi đang có. Vì qua những thử thách, các em sẽ dần hoàn thiện bản thân hơn, học nhiều hơn những gì giáo viên kỳ vọng.
Các hoạt động tạo thử thách trong học tập cho học sinh đã được ứng dụng như:
-
Biến các học sinh thành “chuyên gia” trong một vấn đề: Ở đây, nhìn bề ngoài hoạt động mang tính khu biệt đối tượng. Tuy nhiên, người giảng dạy sẽ rất ngạc nhiên khi thấy học sinh có nhiều tiềm năng đến thế nào nếu yêu cầu các em thuyết trình về một đề tài theo nhóm hoặc cá nhân. Các em sẽ cảm thấy hứng thú và có trách nhiệm khi trở thành chuyên gia trong một vấn đề cụ thể. Và đây cũng là một cách hay để bạn làm mới chương trình học và tạo sự thú vị cho buổi học. Có rất nhiều hoạt động tạo sự yêu thích cho học sinh theo định hướng này, như: “Một giờ làm giáo viên”, “Lớp học đảo ngược”… ngay cả đây chỉ là hoạt động thảo luận nhóm. Và hình thức này trong giáo dục hiện đại ngày nay là khá phổ biến. Vì thế, đối với môn Địa lý, việc ứng dụng cần dần dần mang tính chiều sâu hơn.
-
Khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm: Trong môn học Địa lý, người giáo viên cần tạo điều kiện cho người học có sự cạnh tranh nhất định khi học tập. Chẳng hạn như thảo luận nhóm và tích điểm thưởng cho mỗi cá nhân để từ đó nêu lên nhận xét, đánh giá chung cho từng nhóm, từng cá nhân. Trong hình thức này, cần cố gắng hạn chế nêu khuyết điểm của học sinh ngay trên lớp hay trên điểm chấm – trừ trường hợp tái phạm nhiều lần cần nghiêm khắc. Giáo viên cần linh hoạt trên từng đối tượng cụ thể, tránh tình trạng mất niềm tin và nghị lực phấn đấu do quá nhiều sai phạm, nhiều điểm trừ.
-
Cung cấp các lựa chọn: Sự thành công của việc dạy học được đánh giá ở thái độ học tập của học sinh. Để học sinh có thái độ tốt, trước hết, bản thân giáo viên cần có những định hướng, hoạt động giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân trong tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái. Một trong những cách thức dễ dàng để người giáo viên thực hiện đó là cung cấp sự lựa chọn cho học sinh. Học sinh sẽ có động lực hơn nếu được lựa chọn trong quá trình học. Các lựa chọn giúp học sinh cảm thấy mình có quyền quyết định việc học cũng như động lực của mình. Hãy cho học sinh chọn bạn cùng làm thảo luận nhóm, làm sản phẩm học tập hay cho các em một số lựa chọn khi giao bài về nhà… Hoặc giáo viên vẫn có thể cung cấp cho học sinh rất nhiều cấu trúc mà vẫn cho phép học sinh được lựa chọn. Chẳng hạn như, khi yêu cầu thực hiện dự án dạy học như: “ An toàn đến trường” của học sinh lớp 6 thông qua hệ thống kiến thức “Ôn tập kể chuyện”, học sinh có thể chọn nhóm bạn thực hiện, chọn cách thức thực hiện, chọn loại sản phẩm thực hiện và cách trình bày. Từ đó, tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn rất nhiều, không còn khô khan, giáo điều, lý thuyết nữa.
Phân bài học ra thành từng phần
Rất nhiều em thường bị nhầm lẫn giữa các mốc thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện… Để tránh nhầm lẫn, các em nên phân bài học của mình ra từng phần. Một bài học dài sẽ rất khó nhớ, nhưng khi chia thành các phần nhỏ thì sẽ nhớ nhanh hơn.
Mỗi phần các em nên viết ra giấy những ý chính. Đánh dấu những phần quan trọng bắt buộc phải nhớ. Học đến đâu chắc đến đấy để không bỏ sót kiến thức.
Trao đổi với bạn bè
Nếu việc học một mình khiến em cảm thấy chán nản thì hãy học nhóm cùng bạn. Các em nên tạo thành một nhóm khoảng 3-4 bạn để cùng nhau học tập. Các em có thể giúp đỡ bổ sung những phần kiến thức bạn mình còn thiếu hay chưa hiểu. Hãy đặt ra mục tiêu cho mỗi buổi học.
Thực hiện hỏi đáp để kiểm tra kiến thức của mình cũng như của bạn đã đúng chưa.
Học nhóm mang lại một lợi thế là các em sẽ cảm thấy tích cực khi học tập. Hơn nữa các em cũng sẽ học được cách ghi nhớ kiến thức hay từ bạn bè. Tuy nhiên việc học nhóm cấn diễn ra nghiêm túc để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Củng cố kiến thức bằng cách làm bài thi trắc nghiệm
Thêm một cách hiệu quả để giúp các bạn học sinh kiểm tra lại kiến thức của mình, ngoài ra việc thực hành sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn so với chỉ học như bình thường.
Qua bài thi trắc nghiệm cũng giúp các em đánh giá được lượng kiến thức của mình cũng như giúp thầy cô giáo đánh giá được chất lượng học sinh như thế nào để có chương trình giảng dạy phù hợp.
Nhắc đến tạo đề thi trắc nghiệm, AZtest đang cung cấp hệ thống website tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến hỗ trợ tối đa cho các bạn học sinh ôn tập kiến thức cũng như cho giáo viên đánh giá, kiểm tra kiến thức học sinh qua bài thi. Với ngân hàng đề thi phong phú cũng như việc tạo đề thi trắc nghiệm đơn giản, tiện lợi… Nếu có nhu cầu sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm AZtest để tạo đề thi ôn luyện cho học sinh thầy cô có thể liên hệ qua số hotline 0233 777 4455 hoặc inbox Fanpage www.facebook.com/aztest.vn để được nhân viên hỗ trợ, tư vấn hướng dẫn tận tình nhất.
Trên đây là 7 cách học bài “mau thuộc lâu quên” môn Địa lý. Hi vọng những kiến thức nêu trên của AZtest sẽ giúp thầy cô giáo ít nhiều trong việc hệ thống lại khối lượng kiến thức cho học sinh của mình, từ đó giúp học sinh có được những phương pháp học hiệu quả đem lại kết quả cao trong quá trình học môn Địa lý.
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn