Dạy học Lịch sử tích hợp, liên môn dưới góc nhìn giáo viên trường chuyên
Thứ nhất: Cần đưa việc phương pháp dạy học tích hợp, liên môn vào các trường Sư Phạm, khoa Lịch sử.
Ngoài việc học các kiến thức chính của bộ môn, cần giúp sinh viên có thêm một số các kiến thức bổ trợ cho các chuyên đề trong quá trình học. Tức gợi ý cho sinh viên tiếp cận nhiều nguồn tư liệu của các ngành khoa học khác có liên quan đến kiến thức, chương trình giảng dạy.
Đồng thời, nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Thời gian rèn luyện phải chiếm thời gian nhiều hơn so với việc học lý thuyết và thực hành.
Thứ hai: Thiết lập một trang web để tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức liên môn.
Ví dụ: nên thành lập danh mục tác phẩm văn học, truyện, phim, tư liệu để giáo viên tiện tham khảo và sử dụng làm đồ dùng trực quan trong quá trình giảng dạy.
Thứ ba: Ngoài kiến thức chuyên môn, dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên có trình độ nhất định về các môn khoa học cơ bản; các bộ môn gần như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn
Không phải giáo viên Lịch sử là người sẽ dạy các môn trên, nhưng những kiến thức bổ trợ sẽ giúp giáo viên có cách nhìn, cách tiếp cận đa chiều, góp phần kiến giải, phân tích và lý giải cho học sinh thấy được mối liên kết giữa các môn học, ngành khoa học khác nhau. Làm được điều này, sẽ giúp học sinh có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn trong việc học.
Thứ tư: Đổi mới phương thức sinh hoạt chuyên môn ở nhóm, tổ chuyên môn và hoạt động quản lý chuyên môn.
Từ nhiều năm qua, hoạt động sinh hoạt chuyên môn, chủ yếu là quá trình hành chính hóa các thủ tục, quy chế chuyên môn, chưa tạo ra được môi trường học thuật, trao đổi chuyên môn thực thụ.
Việc quản lý chuyên môn chưa được sâu sát, thiếu sự định hướng và vạch ra chương trình thực hiện.
Dù các hoạt động tập huấn chuyên môn từ phía Bộ thường xuyên và quy mô khá lớn và chú trọng chất lượng. Song, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, nên các chương trình, bồi dưỡng, tập huấn chưa đến từng giáo viên, nên vẫn chưa hiểu và nắm vững các chủ trương, phương pháp và cách thức vận dụng.
Để làm được điều này, theo cô Hương Thảo, chắc chắn sẽ tạo áp lực đối với giáo viên dạy môn Lịch sử trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, với những giáo viên tâm huyết, yêu nghề và luôn tự học để nâng cao trình độ của mình; hơn hết là mong muốn học sinh tiếp cận được cái hay, đẹp của lịch sử chắc chắn sẽ có động lực để thực hiện các vấn đề trên.
Một số bài học Lịch sử phù hợp dạy tích hợp, liên môn
Một số bài học phù hợp vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, liên môn với môn Lịch sử được cô Huyền Thảo chia sẻ như sau:
Trường hợp vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học có thể ví dụ bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại - Lớp 11.
Nội dung bài học đề cập đến rất nhiều lĩnh vực như: Văn học, âm nhạc, hội họa, tư tưởng và chủ nghĩa xã hội. Giáo viên dạy bài này, không đơn thuần kể tên những thành tựu, mà còn phải phân tích, giải thích: tại sao thời kỳ này trong văn học chủ yếu là trào lưu hiện thực? Tại sao lại gọi là Triết học ánh sáng... để dạy học sinh cảm thụ cái hay, đẹp, đồng cảm với nhà văn, nhà thơ, hiểu được nỗi đau của con người đương thời...
Giáo viên phải nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi với giáo viên Ngữ văn để tìm hiểu về trào lưu hiện thực, tác giả, tác phẩm, từ đó tìm câu trả lời để kiến giải cho học sinh. Qua đó, các em biết xâu chuỗi kiến thức văn học để giải thích vấn đề lịch sử.
Giáo viên cũng nên tìm một số thể loại âm nhạc, tác giả, tác phẩm và sưu tầm ác phẩm âm nhạc nổi tiếng; tìm hiểu một số trường phái hội họa để chỉ ra cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm. Kiến thức này các em đã được biết đến trong môn Họa ở bậc THCS.
Giáo viên cũng cần giải thích cho học sinh hiểu về triết học ánh sáng, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng - học sinh đã được biết ở lớp 10 với môn Giáo dục công dân.
Trường hợp vận dụng các kỹ năng, lấy ví dụ bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ X- XV trong chương trình lớp 10.
Với bài này, giáo viên có thể giao việc cho học sinh theo nhóm.
Nhóm 1: Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. Trình bày theo các yêu cầu sau: Tiểu sử Lê Hoàn, nguyên nhân, diễn cuộc kháng chiến trên lược đồ, từ đó rút ra nghệ thuật quân sự mà Lê Hoàn đã sử dụng trong cuộc kháng chiến này? Tương tự phân cho các nhóm còn lại. Mỗi nhóm sẽ có 10 đến 15 phút trình bày. Giáo viên giao lược đồ và hướng dẫn cách sử dụng lược đồ.
Sau mỗi nhóm trình bày, giáo viên sẽ nhận xét về phong cách trình bày, nội dung và các ứng xử khi các nhóm, các bạn trong lớp đặt câu hỏi và cách làm việc nhóm. Thông qua bài học này, học sinh được rèn luyện các kỹ năng cần thiết như trình bày một vấn đề, cách ứng xử, cách trả lời và làm việc với tập thể.
Với những chia sẻ trên đây của AZtest, hy vọng quý thầy cô sẽ có được phương pháp hay để dạy học môn Lịch sử
>>>Xem thêm: Cách tạo đề thi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11.
ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Nguồn: Theo Hải Bình
Báo Giáo dục và Thời đại
Nguồn tin: Báo Giáo dục và thời đại
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn