Hướng dẫn cách thiết lập sơ đồ giải bài tập mạch điện Vật lí 9
Những sai lầm thường gặp
Thông qua quá trình giảng dạy, cô Lê Thị Loan nhận thấy học sinh thường hay gặp phải những khó khăn và sai lầm sau: Chưa thành thạo trong việc nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch điện, đặc biệt là mạch điện hỗn hợp. Một số học sinh nhận biết được cách mắc nhưng khi vận dụng các công thức, các mối quan hệ hay đặc điểm của từng cách mắc vào để giải bài tập thì còn lúng túng. Còn hay nhầm lẫn công thức của đoạn mạch mắc nối tiếp với công thức của đoạn mạch mắc song song.
Đối với mạch điện mắc hỗn hợp không tường minh, các em khó khăn nhất là không vẽ lại được mạch điện. Để khắc phục những khó khăn và sai lầm mà học sinh hay mắc phải trong chuyên đề này, giáo viên cần tăng cường rèn luyện học sinh vận dụng công thức của đoạn mạch mắc nối tiếp và song song để tính các đại lượng I, U, R trong mạch điện. Nhận biết cách mắc cá điện trở trong mạch điện và tính điện trở của mạch.
Cùng với đó, vẽ lại mạch điện không tường minh thành mạch điện tường minh dựa vào các điểm chú ý. Nếu học sinh gặp khó khăn chưa nhận biết được cách mắc hay chưa vẽ lại được mạch điện thì phải dùng câu hỏi định hướng giúp các em vượt qua khó khăn đó. Yêu cầu học sinh thiết lập các mối quan hệ giữa các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm.
Phương pháp chung giải bài toán về mạch điện có các điện trở mắc nối tiếp
3 bước giải bài toán về mạch điện có các điện trở mắc nối tiếp được cô Lê Thị Loan lưu ý như sau:
- Bước 1: Nhận biết cách mắc các điện trở trong mạch điện.
- Bước 2: Áp dụng các công thức cho đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song để viết phương trình xác lập các mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm.
- Bước 3: Giải các phương trình vừa viết được.
Các điểm cần chú ý khi nhận biết cách mắc trong mạch điện:
Nếu trong mạch điện có Vôn kế và Ampe kế thì phải chú ý:
Cô Lê Thị Loan đồng thời lưu ý phương pháp giải các dạng bài tập về phần mạch điện gồm các điện trở mắc nối tiếp như sau:
Dạng bài tính cường độ dòng điện: Học sinh nhận biết cách mắc các vật dẫn trong sơ đồ; tìm giá trị hiệu điện thế tương ứng giữa hai đầu đoạn mạch (hay vật dẫn) hoặc điện trở tương đương của đoạn mạch cần xác định cường độ dòng điện.
Dạng bài tính hiệu điện thế: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch. Tính cường độ dòng điện qua các đoạn mạch cần tính hiệu điện thế (nếu biết điện trở) hoặc tính điện trở tương đương của các đoạn mạch (nếu biết các giá trị cường độ dòng điện). Tính toán theo yêu cầu đầu bài.
Dạng bài tính điện trở: Căn cứ vào công thức tính điện trở R = U/I để xác định đại lượng cần tìm. Tìm mối quan hệ giữa hiệu điện thế của đoạn mạch với hiệu điện thế của các điện trở thành phần hoặc hiệu điện thế của các mạch nhánh. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Bài tập về phần mạch điện gồm các điện trở mắc song song
Cô Lê Thị Loan chia sẻ phương pháp giải các dạng bài tập về phần mạch điện gồm các điện trở mắc song song như sau:
Dạng bài tính cường độ dòng điện: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong sơ đồ. Tìm giá trị hiệu điện thế tương ứng giưa hai đầu đoạn mạch (hay vật dẫn) hoặc điện trở tương đương của đoạn mạch cần xác định cường độ dòng điện. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Dạng bài tính điện trở: Căn cứ vào công thức tính điện trở R = U / I để xác định đại lượng cần tìm. Tìm mối quan hệ giữa hiệu điện thế của đoạn mạch với hiệu điện thế của các điện trở thành phần hoặc hiệu điện thế của các mạch nhánh. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Dạng 3 bài tính hiệu điện thế: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch. Tính cường độ dòng điện qua các đoạn mạch cần tính hiệu điện thế (nếu biết điện trở) hoặc tính điện trở tương đương của các đoạn mạch (nếu biết các giá trị cường độ dòng điện). Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Bài tập về phần mạch điện mắc hỗn hợp
Dạng bài tính cường độ dòng điện: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong sơ đồ. Tìm giá trị hiệu điện thế (điện trở tương đương) tương ứng giữa hai đầu đoạn mạch hay vật dẫn cần xác định cường độ dòng điện. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Dạng bài tính hiệu điện thế: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch. Tính cường độ dòng điện qua các đoạn mạch cần tính hiệu điện thế (nếu biết điện trở) hoặc tính điện trở tương đương của các đoạn mạch (nếu biết các giá trị cường độ dòng điện). Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Dạng bài tính điện trở: Căn cứ vào công thức tính điện trở R = U/I để xác định đại lượng cần tìm. Tìm mối quan hệ giữa hiệu điện thế của đoạn mạch với hiệu điện thế của các điện trở thành phần hoặc hiệu điện thế của các mạch nhánh. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Với những thông tin mà Aztest chia sẻ ở bài viết trên mong rằng sẽ giúp cho thầy cô giáo và các bạn học sinh có được những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất dành cho mình.
>>> XEM THÊM: Cách tạo đề thi trắc nghiệm Vật lý lớp 9
ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ 02336.270.610 - 0905.908.430 (hotline 24/7) hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Nguồn tin: Báo Giáo dục và thời đại
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn