3 Mẹo nhỏ lấy lại động lực cho học sinh

Thứ sáu - 11/05/2018 02:36
Để tạo ra động lực cho học sinh, trước tiên bạn cần hiểu động lực là gì ? Động lực được định nghĩa là động cơ thúc đẩy tất cả các hành động của con người. Đây là một trạng thái nội tại, cung cấp sinh lực và hướng học sinh vào những hành vi có mục đích.
Today
Today

Vậy làm sao tạo được động lực học tập cho học sinh trong suốt cả buổi học? Cách đơn giản nhất là hãy cố gắng bám sát định nghĩa của từ, cố gắng tạo ra cho học sinh một mong muốn được hiểu biết, một sự sẵn lòng để thử và cơ hội để làm điều gì đó.

1. Cách tạo ra mong muốn

Trước mỗi tiết dạy thì việc tạo ra nhu cầu của học sinh là vô cùng quan trọng, bạn có thể sử dụng cụm từ " Các em có biết" hoặc " Có thể bạn chưa biết" và liệt kê các nội dung có liên quan đến bài học lên bảng để kích thích tính tò mò của học sinh. Ví dụ khi dạy về khối lượng riêng, bạn có thể bắt đầu bằng hình ảnh một người nổi trên mặt nước khi tắm ở biển cùng lời giới thiệu" Có thể em chưa biết, khi đi tắm với Biển Chết, các em không cần phải biết bơi? Tại sao ?

  • Giáo viên có thể tạo ra mong muốn thúc đẩy quá trình hình thành động lực học tập cho các em học sinh thông qua một trong những cách dưới đây:

– Hỏi hoặc đưa ra một câu đố mà câu trả lời nằm trong phấn kiến thức bạn sẽ dạy hôm đó
– Giao bài tập về nhà cho sinh học cho nội dung bài học hôm sau
– Tranh ảnh của người, địa điểm hoặc những sự vật, sự kiện với những câu trích dẫn hoặc câu hỏi liên quan đến nội dung bài học
– Sử dụng âm nhạc hoặc tranh ảnh, thậm chí một cuộc cách mạng để bắt đầu bài mới
– Sử dụng câu hỏi “Nếu… thì?
– Sử dụng câu hỏi  “Ai đã nói…?”
– Trích đoạn phim (Youtube là công cụ hữu ích)
– Sách tranh, trích đoạn từ các câu chuyện nổi tiếng hoặc trích lời tác giả

  • Các phương pháp chung để gây tò mò cho học sinh

- Nửa kín nửa hở: kỷ thuật này kích thích trí tưởng tượng và sự tò mò hơn là "hở cả" hoặc "kín cả"
- Tạo hy vọng: Đoạt giải hoặc kiếm lời ( điểm số) khi hoàn thành nhiệm vụ
- Những thứ ( số liệu, khẳng định, hình ảnh,...) LẠ gây nhạc nhiên, từ đó dẫn đến tò mò
- Những điều tưởng chừng như là phi lý, mẫu thuật khiến cho học sinh "ray rứt"
- Tạo thách thức cho học sinh: Đôi khi làm được những cái khó có thể đem lại khoái cảm nhiều hơn là làm việc dễ
- Nguyên tắc bắc cầu: Cái gì liên quan đến những cái gây tò mò thì bản thân nó cũng tạo ra sự tò mò
Chỉ cần một chút sáng tạo trong quá trình vận dụng thì tiết dạy của bạn chắc chắn sẽ trở nên thú vị trong mắt học sinh, có được sự chú ý thì học sinh là khởi đầu cho một tiết dạy thành công rực rỡ.

2. Bí quyết tập trung sự chú ý của học sinh

Quá trình kích thích tính tò mò của học sinh đã thành công, bước tiếp theo bạn phải cố găng duy trì sự chú ý của học sinh để tiếp tục khám phá những kiến thức mới. Bạn có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Thường xuyên đi quanh lớp. Trong quá trình giảng bài giáo viên hãy di chuyển liên tục trong lớp, việc làm này có hai mục đích 
+ Thứ nhất bạn có thể dễ dàng nhận ra ai đang chú ý và không chú ý bài giảng của bạn
+ Thứ hai, bạn có thể dễ dang và nhanh chóng nhắc nhở bất kì sự mất trật tự nào với một cái chạm nhẹ, một cái gõ bàn hoặc gõ nhẹ bút chì.
- Khi đọc, giải một bài toán trên bảng hoặc đặt câu hỏi, hãy ngẫu nhiên chọn một ai đó.
- Để học sinh làm giáo viên. Khi bạn biết mình đã có được sự chú ý của học sinh, để đánh giá độ hiểu của chúng và duy trì sự tập trung trong lớp, hãy để học sinh được diễn giải hoặc trở thành giáo viên.
- Cho học sinh một khoảng nghỉ trước khi học tiếp bài mới hoặc thậm chí giữa một tiết học dài. Giáo viên sẽ giành được sự chú ý của học sinh lâu hơn vì chúng biết chúng sẽ có cơ hội nghịch ngợm ít nhất là 2-3 phút.

3. Cho học sinh thực hành

Cho học sinh thực hành là một trong những cách hay lôi cuốn học sinh vào nội dung bài học bởi thực hành chính là cách áp dụng lý thuyết vào thực tế. Lý thuyết vốn trừu tượng và khó hiểu, nhưng thực hành thì rất rõ ràng cụ thể, nó giúp cho học sinh nắm vững và chắc  lý thuyết hơn. Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Cho phép học sinh hoạt động sôi nổi trong quá trình học tập 
- Cho phép họ tham gia thảo luận nhóm.
- Tạo ra các dự án cá nhân hoặc cộng tác cho học sinh nâng cao tinh thần học tập như:
+ Nhập vai
+ Viết các bài luận hoặc bài báo ngắn
+ Vẽ hoặc thuyết trình sáng tạo
+ Sử dụng Internet hoặc các công cụ công nghệ khác
Chúc các bạn thành công!
>>> XEM THÊM: 
Phương pháp cảm hóa học sinh cá biệt

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn