Giáo viên làm gì để có tiết dạy hiệu quả
Một người giáo viên, muốn có một tiết dạy thành công ngoài yếu tố cơ bản là năng lực giảng dạy, giáo viên cần phải có lòng yêu nghề, say mê và nhiệt huyết và trên hết đó là một phương pháp phù hợp với đối tượng mà mình đang trực tiếp giảng dạy.
Một tiết dạy dễ hiểu, rõ ràng, rành mạch, có trật tự. Học sinh hứng thú, chăm chú nghe giảng. Nắm vững nội dung bài giảng, khắc sâu được kiến thức trọng tâm, ứng dụng làm được bài tập được xem là một tiết dạy thành công. Vậy làm thế nào để dạy được hiệu quả như vậy là câu hỏi của không ít giáo viên, đặc biệt là những giáo viên mới ra trường, hiểu được tâm lý đó hệ thống thi trắc nghiệm online gửi đến các bạn đọc phương pháp để có một tiết dạy hiệu quả.
1. Giáo viên có kiến thức sâu và rộng về bộ môn của mình
Để có được một tiết dạy thành công thì yếu tố đầu tiên và căn bản nhất mà người giáo viên cần có đó chính là vốn kiên thức sâu rộng về bộ môn mà mình đảm nhiệm, để có thể "lớn hơn học sinh một cái đầu" và để "biết mười mà dạy một".Hơn nữa, nắm rõ và hiểu sâu sắc vấn đề khi giảng dạy lối trình bày của giáo viên sẽ trở nên rành mạch, biết chính xác cái nào nên nói trước, cái nào nói sau. Bên cạnh đó, cách nói đầy tự tin của giáo viên là một trong những yếu tố giúp tiết dạy trở nên thu hút với học sinh hơn.
2. Nắm vững các phương pháp giảng dạy
Để có một tiết dạy thành công giáo viên cần phải sáng tạo, biết cách lồng ghép và đan xen các phương pháp dạy học phù hợp với các tiết dạy khác. Bởi lẽ việc sử dụng một phương pháp dạy học đơn điệu dễ gây cho học sinh nhàm chán vì vậy sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ khi ta cung cấp cho học sinh các kiến thức của môn khoa học ta thường tiến hành thí nghiệm, khi học những nội dung về địa phương thì phương pháp điều tra lại có hiệu quả hơn cả... Cho nên để dạy tốt cần nắm vững các phương pháp và biết cách sử dụng phù hợp.3. Biết cách phân phối thời gian hợp lý
Mỗi tiết dạy sẽ có thời gian là 45 phút và trong khoảng thời gian đó, giáo viên bắt buộc phải thực hiện đầy đủ năm bước lên lớp như một quy trình khép kín của một tiết dạy, mỗi bước đều có một ý nghĩa khoa học và tác dụng nhất định. Không nhất thiết tiết học nào cũng đủ năm bước như nhau mà tùy từng bài cụ thể, tùy tình hình thực tế của lớp mà thực hiện sao cho phù hợp. Và điều quan trọng nhất là phải phân bố thời gian hợp lý cho từng bước. Cần xác định cho được đâu là nội dung trọng tâm của bài, để dành thời gian thích đáng. Có như vậy mới tránh được miên man sa đà vào những phần phụ.4. Quan tâm đến học sinh của mình
Trong một lớp học không phải tất cả các em hóc sinh đều có chung một trình độ, có học sinh rất giỏi nhưng cũng không ít học sinh trung bình thậm chí là yếu kém. Bên cạnh đó sự khác biệt vè tâm sinh lý cũng khiến cho học sinh có cái nhìn về một vấn đề không hoàn toàn giống nhau. Có em hay lơ đãng, thiếu tập trung, có em tiếp thu chậm, có em “ngồi nhầm lớp”… Vì vậy, là một người giáo viên, ta vẫn phải có trách nhiệm quan tâm đến tất cả các em dù chỉ dạy một tiết, dù không phải giáo viên chủ nhiệm. Có thể bằng nhiều cách, bất chợt hỏi một câu để “đánh thức” một em đang lơ đãng, hay đặt một câu hỏi để kiểm tra em tiếp thu chậm, hoặc hỏi cả lớp xem có nội dung nào chưa hiểu để giảng lại kỹ hơn…Vậy nên để có được một tiết dạy tốt người giáo viên cần phải học, và tiếp tục học hoài để tích lũy kiến thức. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho một tiết dạy, giáo viên không được hời hợt chủ quan. Phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy, phải bám vào nội dung chính của sách giáo khoa song không quá câu nệ và lệ thuộc vào sách mà phải tìm tòi chuẩn bị thêm một số kiến thức, một vài ví dụ để mở rộng, để minh họa, làm phong phú thêm cho bài giảng.
Chúc các bạn thành công!
>>>XEM THÊM: 5 Lợi ích tuyệt vời từ việc luyện thi trực tuyến
Từ khóa:
hệ thống thi trắc nghiệm oline
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn