Dạy học Vật lý theo định hướng phát triển năng lực HS qua chủ đề ''các định luật chất khí''

Thứ tư - 31/07/2019 22:16
Thông qua quan sát, trao đổi và các sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên có thể nhận xét, đánh giá được sự tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong học tập.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) - chia sẻ về phương pháp dạy học môn Vật lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua việc dựa trên các bài học của sách giáo khoa hiện có để hình thành một chủ đề phục vụ cho việc giảng dạy.
Dạy học Vật lý theo định hướng phát triển năng lực HS qua chủ đề ''các định luật chất khí''
Dạy học Vật lý theo định hướng phát triển năng lực HS qua chủ đề ''các định luật chất khí''

Thầy Thành cho biết: Trong sách giáo khoa Vật lý lớp 10 THPT, các định luật chất khí được trình bày trong 3 tiết riêng biệt: Định luật Bôilơ - Mariot (1 tiết); Định luật Saclo nhiệt độ tuyệt đối (1 tiết); Phương trình trạng thái của khí lý tưởng, Định luật Gay Luy xác (1 tiết).

Nếu dạy học các nội dung nói trên theo đúng bài/ tiết trong sách giáo khoa thì việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ gặp khó khăn. Vì vậy cần xây dựng nội dung dạy học thành chủ đề “Các định luật chất khí".

Và để thực hiện, các giáo viên sẽ triển khai theo tiến trình như sau:

Đề xuất vấn đề

Trong tiết 1, giáo viên có thể giao cho học sinh trình bày cách làm phồng quả bóng bàn bị bẹp và giải thích.

Học sinh có thể làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn bên cạnh về cách làm và thống nhất cách giải thích tại sao với cách làm của mình thì quả bóng bàn lại có thể lấy lại hình dạng ban đầu.

Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày và thảo luận về các cách làm quả bóng bàn phồng trở lại. Quá trình thảo luận làm bộc lộ các thông số đặc trưng cho trạng thái của một khối lượng khí là nhiệt độ, áp suất và thể tích.

Từ kết quả báo cáo, thảo luận phát hiện vấn đề cần giải quyết là: Các thông số trạng thái của một khối lượng khí có mối liên hệ gì với nhau hay không? Nếu có thì mối quan hệ đó như thế nào?

Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

Sau khi phát hiện được vấn đề cần giải quyết, giáo viên và học sinh sẽ đề xuất để giải quyết vấn đề đó. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận về giải pháp nhằm xác định mối quan hệ (nếu có) giữa các thông số nhiệt độ, áp suất, thể tích của một khối lượng khí.

Học sinh có thể thảo luận với bạn bên cạnh hoặc theo nhóm. Nếu không có điều kiện bố trí lại lớp học thì có thể chia nhóm theo từng bàn hoặc gộp bàn trên và bàn dưới. Kết quả thảo luận nhóm có thể được trình bày trên bảng phụ hoặc giấy A0.

Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo và thảo luận về giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

Từ kết quả báo cáo, thảo luận, giáo viên giúp học sinh nhận thấy là cần phải lần lượt cho một số thông số không đổi và khảo sát mối quan hệ giữa hai thông số còn lại. Có thể tìm hiểu tài liệu trước rồi làm thí nghiệm kiểm tra hoặc ngược lại.
 

2
Giáo viên đưa ra các vấn đề để học sinh giải quyết 

Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề

Sau khi đề xuất các giải pháp, giáo viên và học sinh bắt đầu thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên giao cho học sinh nghiên cứu tài liệu về mối quan hệ giữa các thông số trạng thái ở nhà để chuẩn bị báo cáo vào tiết học tiếp theo. Có thể giao cho mỗi nhóm học sinh báo cáo về một mối quan hệ giữa hai thông số.

Học sinh nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài báo cáo về mối quan hệ giữa hai thông số được giao. Hình thức báo cáo có thể trình chiếu bằng máy tính qua phần mềm Powerpoint hoặc trên tờ giấy A0.

Trong tiết 2, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận. Kết quả báo cáo và thảo luận của học sinh nêu ra được các mối quan hệ P-V; P-t; T-t. Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất phương án thí nghiệm nhằm kiểm tra lại các kết quả trên.

Sau đó, giáo viên nhận xét về kết quả nghiên cứu của học sinh, thống nhất phương án chung là phải tiến hành đo các đại lượng để nghiệm lại mối quan hệ của chúng.

Hợp thức hóa kiến thức

Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu tài liệu hướng dẫn để chuẩn bị tiến hành các thí nghiệm nhằm nghiệm lại mối quan hệ giữa các thông số trạng thái trong tiết 3.

Trong tiết 3, học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Giáo viên phân công cho mỗi nhóm thực hiện một bài thí nghiệm, khác với mối quan hệ đã được phân công tìm hiểu tài liệu và trình bày ở tiết 2.

Học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm theo nhóm và thảo luận về các kết quả thu được.

Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của học sinh và xác nhận mỗi mối quan hệ tìm được tương ứng với một định luật chất khí. Thông báo tên các định luật khí, đồng thời hướng dẫn học sinh xây dựng phương trình trạng thái của khí lí tưởng từ các định luật đó.

Với tiết học như trên, các thầy cô giáo có thể hình dung các hoạt động của học sinh được diễn ra trong 2 tuần với 3 tiết học trên lớp. Thông qua quan sát, trao đổi và các sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên có thể nhận xét, đánh giá được sự tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong học tập.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của AZtest sẽ giúp quý thầy cô có được những kinh nghiệm để dạy học định hướng phát triển năng lực HS qua chủ đề ''các định luật chất khí''

>>>Xem thêm: Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn Vật lý lớp 10

ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

 Lan Anh

Nguồn tin: Báo Giáo dục và thời đại

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

 Từ khóa: phần mềm thi trắc nghiệm, thi trắc nghiệm online, thi thử trực tuyến, hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến, tạo đề thi trắc nghiệm, hệ thống thi trắc nghiệm online, tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến, tạo đề thi trắc nghiệm online, phần mền thi trắc nghiệm trực tuyến, hi trắc nghiệm, thi thử online bằng lái xe b2, Bài thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực 2019, hi trắc nghiệm trực tuyến, Phần mềm thi trắc nghiệm kiến thức đoàn viên thanh niên, thi thử công chức trực tuyến, thi thử online vào ngân hàng, phần mềm thi trắc nghiệm pháp luật, phần mềm thi trắc nghiệm pháp luật giao thông đường bộ, phần mềm thi trắc nghiệm excel, phần mềm thi IQ online, thi trắc nghiệm tin học cơ bản, thi thử trắc nghiệm an toàn điện, đề thi trắc nghiệm âm nhạc tiểu học, đề thi trắc nghiệm an toàn giao thông cấp tiểu học, đề thi trắc nghiệm dược lâm sàng, đề thi trắc nghiệm dinh dưỡng mầm non, đề thi trắc nghiệm pháp luật đại cương, đề thi trắc nghiệm điều dưỡng giỏi, đề thi trắc nghiệm excel 2010, đề thi trắc nghiệm giáo viển giỏi tiểu học, Đề thi trắc nghiệm giáo lý hôn nhân, đề thi trắc nghiệm giải phẫu, đề thi trắc nghiệm địa lý, đề thi trắc nghiệm môn toán, đề thi trắc nghiệm môn ngữ văn, đề thi trắc nghiệm sinh học, đề thi trắc nghiệm tiếng anh, đề thi trắc nghiệm môn vật lý

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn