Những “chiêu” phạt học khiến học sinh tỉnh thức

Thứ năm - 11/07/2019 03:31
Không phải chỉ có bạo lực, mắng mỏ, hay “truyền thống” nhưng ít tác dụng là viết kiểm điểm hoặc báo cho bố mẹ, mà ở nhiều trường cách “phạt học sinh” đang đa dạng và tích cực hơn.
Những “chiêu” phạt học khiến học sinh tỉnh thức
Những “chiêu” phạt học khiến học sinh tỉnh thức

Tự nguyện trừ điểm

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) - ngôi trường với truyền thống luôn đón nhận học sinh bị trường khác từ chối - đã thiết kế cuốn “Sổ tay học sinh”, chủ yếu do học sinh chủ động ghi chép, tự đánh giá về bản thân.

Trong cuốn sổ này có phần “suy ngẫm” về bản thân, thay thế cho bản tự kiểm điểm một cách cứng nhắc, đối phó. Trong đó, học sinh có thể tự bày tỏ suy nghĩ độc lập của mình về những điều vừa diễn ra và tự nhận trách nhiệm. Các em cũng có thể từ chối nhận trách nhiệm tùy theo mức độ và sự việc.

3
Cô Cao Thanh Nga, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) cho biết ở đây các thầy cô chọn cách khích lệ lòng tự trọng, trách nhiệm để học sinh tự giác điều chỉnh.

Ngoài giáo viên chủ nhiệm, chỉ có học sinh biết nội dung này. Giáo viên chủ nhiệm được đọc nhưng cũng không viết nhận xét, đánh giá hay quy kết trong bản suy ngẫm đó. Mà họ chỉ trò chuyện với học sinh sau khi hiểu suy nghĩ của các em.

Từ tư tưởng “tự kỷ luật”, “tự đánh giá” này, giáo viên chủ nhiệm có những sáng tạo khác nhau về việc rèn ý thức, trách nhiệm cho học sinh.

Cô giáo Nguyễn Lương Thiện, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cho biết cô đã cùng học trò trao đổi, thảo luận để xây dựng một quy định chung của lớp với các tiêu chí rất cụ thể, dễ nhớ, dễ thực hiện. Một số học sinh gọi đây là “Hương ước” của lớp, giống như Hương ước của các làng văn hóa.

Việc xây dựng “Hương ước” được diễn ra dân chủ, thẳng thắn. Học sinh được chia nhóm thảo luận và hoàn thành bản “Hương ước” được quy đổi ra 100 điểm. Áp dụng theo đó, em nào thực hiện tốt sẽ được tính điểm cộng, ai vi phạm tự biết trừ của mình bao nhiêu điểm.

“Thay vì cô giáo tuyên bố phạt bao nhiêu điểm, bắt đứng lớp, làm kiểm điểm, trừ hạnh kiểm… thì ở đây, học sinh tự nguyện “trừ điểm” của mình. Và để đạt yêu cầu, các em cũng chủ động làm những việc tốt khác để được cộng điểm bù”, cô Thiện cho biết.

Ví dụ quên làm bài tập bị trừ 10 điểm. Muốn gỡ được 10 điểm này, học sinh phải tìm cách để được cộng điểm. Cụ thể như đọc một cuốn sách 200 trang và tóm tắt nội dung được cộng 20 điểm.

Với các làm này, học sinh không bị rơi vào cảm xúc tiêu cực của người “bị phạt” mà tự giác trừ điểm mình và hào hứng tìm cách “gỡ điểm.

Người “bị phạt”, nhất là phạt theo cách bêu tên cảnh cáo trước toàn trường, toàn lớp hay viết kiểm điểm, đuổi ra ngoài, quỳ trước lớp… thường mang tâm thế “mình là người xấu”. Nhưng bằng cách thực hiện “Hương ước” trên đã đem lại cho học sinh một tâm thế khác: Tự biết lỗi và tự chịu trách nhiệm với lỗi của mình, để cố gắng thay đổi. Có nghĩa không ai là người xấu, chỉ đơn giản là mắc lỗi và điều chỉnh để thay đổi.

Đó là một sáng tạo trong cách phạt nhưng vẫn khiến học sinh vui vẻ, tự nguyện.

Tôn trọng và đặt niềm tin

Việc “phạt vui vẻ” này cũng tương tự cách làm ở Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội).

Cô Cao Thanh Nga, Phó hiệu trưởng nhà trường, đồng thời là một giáo viên chủ nhiệm cho biết ở đây các thầy cô hạn chế phạt học sinh bằng các hình thức tiêu cực. Họ sẽ chọn cách để học sinh vẫn thấy mình được tôn trọng, tin cậy, khích lệ lòng tự trọng, trách nhiệm của các em để tự giác điều chỉnh.“Tôi thường cho những học sinh mắc lỗi cơ hội có thể làm để “bù” vào sai sót. Có em xung phong “trực nhật một tuần” để bù vào một lỗi không học bài bị vướng điểm kém.

Có em nhận thiết kế các chương trình, hoạt động của lớp, giúp các bạn khó khăn… Những việc chính đáng để “gỡ điểm”, “gỡ lỗi” tôi đều cho phép. Bởi vì điểm số không phải mục đích quan trọng, mà quá trình học sinh cố gắng, biết chịu trách nhiệm về việc làm của mình mới là điều tôi muốn hướng đến”, cô Nga bày tỏ.

Còn cô Nguyễn Thị Hiền Lương, giáo viên Trường THPT Thăng Long (Hà Nội) chia sẻ mình đã từng khóc vì bất lực khi đứng trước hành vi sai phạm và thái độ chống đối của học sinh.

Tuy nhiên cô nhận ra sự nghiêm khắc, kỷ luật thép có thể làm học sinh sợ, nhưng rồi các em sẽ xa lánh thầy cô và chưa chắc đã thực sự muốn sửa chữa lỗi. Chỉ khi giáo viên khiến học sinh cảm thấy gần gũi, yêu thương thì mới nhận lại được yêu thương và sự tin tưởng của trò.

2
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền Lương, Trường THPT Thăng Long (Hà Nội), nhận ra việc gần gũi, sẻ chia, cùng trao đổi về những vấn đề học sinh quan tâm… đã khiến khoảng cách cô - trò dần thu hẹp lại.

“Tôi trò chuyện với các em, cùng tham gia vào tất cả các công việc chung của trường, của lớp. Việc gần gũi, sẻ chia, cùng trao đổi về những vấn đề học trò quan tâm… đã khiến khoảng cách của chúng tôi dần thu hẹp lại.

Tôi luôn nói với học trò rằng “Có gì cần tư vấn thì cứ nói, cô sẽ lắng nghe và giúp đỡ con”. Tôi tạo ra nhiều cơ hội để học sinh có thể bày tỏ quan điểm cá nhân của mình bằng lời nói hoặc qua những bức thư tay. Tôi đã làm như thế cho đến khi có nhiều em tự tìm đến tôi để chia sẻ, nhờ giúp đỡ, tư vấn. Thay vì áp lực, tôi thấy hạnh phúc” - cô Hiền Lương nói về hành trình tự thay đổi mình để thay đổi học sinh.

Một học sinh có cá tính đặc biệt đã từng nói với cô Hiền Lương rằng “Cô là người giáo viên em coi trọng nhất, bởi cô không bao giờ coi em là “cá biệt”. Cô luôn tôn trọng và tin tưởng em”.

Cô Trần Thị Thuấn, giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cũng cho rằng đừng nhìn những hành vi chưa chuẩn của học sinh là một lỗi lầm ghê gớm mà hãy nghĩ đó là vấn đề mà thầy cô cần giúp đỡ. Nếu được như vậy, các thầy cô sẽ không tư duy “hình phạt” mà nghĩ cách để giúp các em “vượt khó”.

“Tôi từng phải đối diện với tình trạng học sinh ngủ trong lớp. Tôi không nghĩ đó là điều gì ghê gớm quá mà chỉ đơn giản là bọn trẻ buồn ngủ. Đã buồn ngủ thì không thể cưỡng lại, không thể nghe cô giảng. Vì thế chỉ có thể nghĩ cách giúp.

Tôi thường tạo ra tình huống. Ví dụ gọi học sinh lên bảng, hỏi em đó một điều gì vui. Có lần tôi nhờ một học sinh mang thư xuống tầng dưới đưa cho cô giáo khác. Em học sinh nhanh nhẹn mang thư đi, rồi khi quay lại lớp thì… tỉnh ngủ.

Thực ra, tôi không viết gì trong thư, mà chỉ muốn tạo tình huống giúp em tỉnh ngủ thôi” - cô Thuấn kể lại.

Không “bé xé ra to” mà ngược lại, xem chuyện tưởng nghiêm trọng thành đơn giản và giúp học sinh tự khắc phục là cách của cô Thuấn và nhiều thầy, cô giáo ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng.

Ở ngôi trường này, mỗi tuần có một buổi giao ban giáo viên chủ nhiệm để thông tin tình hình chung, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau tìm ra giải pháp gỡ các “ca khó”, làm sao để rèn được nề nếp nhưng không gây phản ứng cực đoan từ học sinh.

Nếu nhìn ở cách làm của một số trường hay thầy cô giáo thì thấy, không phải “bắt học sinh quỳ” hay “không đánh thì học sinh sẽ nhờn” là giải pháp duy nhất.

Kỷ luật tích cực là hướng đi đúng cần lan tỏa trong bối cảnh hiện nay, khi những diễn biến phức tạp trong lối sống, tâm lý học sinh đang khiến nhiều thầy cô cảm thấy lúng túng và áp lực.

Tận dụng hiệu quả các tiết sinh hoạt chủ nhiệm

Theo quy định, tiết chủ nhiệm chỉ dành khoảng 15 phút để giáo viên tổng kết tình hình học tập, vệ sinh, chuyên cần... của lớp; 30 phút còn lại tổ chức cho học sinh sinh hoạt... Mỗi tiết sinh hoạt chủ nhiệm đều phải có biên bản.

Cô Nguyễn Thị Hương - trường THPT Cầm Bá Thước (Thanh Hóa)cho biết, giờ sinh hoạt của lớp mình phụ trách thường bắt đầu bằng tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện cả lớp trong tuần của ban cán sự lớp. Thông qua sổ đầu bài, sổ cờ đỏ của đoàn trường, các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá từng học sinh; nhắc nhở, động viên tinh thần các em cố gắng hơn.

Riêng với học sinh lớp cuối cấp, việc học như thế nào, học khối gì là rất quan trọng, quyết định ngành nghề tương lai từng học sinh, nên giáo viên chủ nhiệm phải thật sự gắn bó, quan tâm tới lớp. Từ kết quả học tập, năng khiếu, tính cách của mỗi học sinh, giáo viên chủ nhiệm góp với từng em về việc chọn nghề phù hợp.

Cô Hương chia sẻ: Tôi luôn dạy các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi người xung quanh. Có những hôm tôi không nói gì cả mà chỉ kể cho các em nghe một câu chuyện trong sách, báo, internet mình sưu tầm được để các em tự rút ra bài học cho mình.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của AZtest sẽ giúp quý thầy cô có được những phương pháp hay giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm của mình.
>>>Xem thêm: Làm thế nào để một tiết dạy - học trên lớp có sức thu hút? 

ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

 Từ khóa: phần mềm thi trắc nghiệm, thi trắc nghiệm online, thi thử trực tuyến, hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến, tạo đề thi trắc nghiệm, hệ thống thi trắc nghiệm online, tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến, tạo đề thi trắc nghiệm online, phần mền thi trắc nghiệm trực tuyến, hi trắc nghiệm, thi thử online bằng lái xe b2, Bài thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực 2019, hi trắc nghiệm trực tuyến, Phần mềm thi trắc nghiệm kiến thức đoàn viên thanh niên, thi thử công chức trực tuyến, thi thử online vào ngân hàng, phần mềm thi trắc nghiệm pháp luật, phần mềm thi trắc nghiệm pháp luật giao thông đường bộ, phần mềm thi trắc nghiệm excel, phần mềm thi IQ online, thi trắc nghiệm tin học cơ bản, thi thử trắc nghiệm an toàn điện, đề thi trắc nghiệm âm nhạc tiểu học, đề thi trắc nghiệm an toàn giao thông cấp tiểu học, đề thi trắc nghiệm dược lâm sàng, đề thi trắc nghiệm dinh dưỡng mầm non, đề thi trắc nghiệm pháp luật đại cương, đề thi trắc nghiệm điều dưỡng giỏi, đề thi trắc nghiệm excel 2010, đề thi trắc nghiệm giáo viển giỏi tiểu học, Đề thi trắc nghiệm giáo lý hôn nhân, đề thi trắc nghiệm giải phẫu, đề thi trắc nghiệm địa lý, đề thi trắc nghiệm môn toán, đề thi trắc nghiệm môn ngữ văn, đề thi trắc nghiệm sinh học, đề thi trắc nghiệm tiếng anh, đề thi trắc nghiệm môn vật lý

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn