Sử dụng phương pháp thảo luận trong giảng dạy Địa lý
Muốn việc thảo luận đạt kết quả tốt trong giờ dạy nói chung, giờ học Địa lý nói riêng, các khâu quan trọng cần thực hiện là:
Chuẩn bị nội dung thảo luận
-
Thứ nhất: Giáo viên cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận. Những bài, nội dung cho học sinh thảo luận thường là không khó về mặt nội dung, nhưng được nhiều người quan tâm, gần gũi với cuộc sống của học sinh.
-
Thứ hai: Khi chọn đề tài thảo luận, phải nghiên cứu xem học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, sẽ suy nghĩ gì về chủ đề sẽ nêu ra.
Nội dung thảo luận có thể là một nội dung bài học hoặc các vấn đề về dân số, lao động - việc làm, môi trường, tài nguyên thiên nhiên của địa phương, của đất nước. Phương pháp này sẽ thúc đẩy, nảy sinh sự hứng thú học tập của học sinh.
Khi lựa chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, giáo viên cho học sinh chuẩn bị, ý kiến phát biểu của học sinh phải ghi ra giấy. Từ đó học sinh sẽ ý thức được yêu cầu, nội dung của vấn đề thảo luận, các nguồn tài liệu chính, phương pháp tiến hành, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân.
Học sinh cần nghiên cứu nội dung bài học, liên hệ thực tế, kết hợp với vốn hiểu biết của bản thân để đề xuất ý kiến đưa ra trong quá trình thảo luận.
Trước khi thảo luận, giáo viên phải kiểm tra tới từng chi tiết: Nội dung mà học sinh phải chuẩn bị, ý thức tinh thần tham gia thảo luận đã sẵn sàng chưa, các điều kiện khác chuẩn bị như thế nào?
Tiến hành thảo luận
-
Mở đầu thảo luận: Giáo viên cần thông báo cho học sinh về chủ đề thảo luận, nội dung thảo luận, quy trình thảo luận.
-
Hướng dẫn thảo luận: Kết quả thảo luận phụ thuộc vào quan hệ giữa giáo viên và học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và chủ đề đưa ra thảo luận. Thái độ, gương mặt, lời nhận xét, bình luận của giáo viên sẽ có tác động tới hứng thú của học sinh.
-
Tổng kết thảo luận: Kết thúc mỗi phần thảo luận giáo viên phải: Tổng kết những ý kiến phát biểu, hệ thống những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất.
Tham gia ý kiến cho những điều chưa thống nhất giúp học sinh đi đến việc thống nhất quan điểm đồng thời bổ sung thêm những ý kiến cần thiết mà trong quá trình thảo luận học sinh chưa đề cập tới.
Đánh giá ý kiến phát biểu, nhận xét về tinh thần thái độ làm việc chung của tập thể hoặc của nhóm, của cá nhân.
Các hình thức thảo luận
- Thảo luận theo nhóm nhỏ: Hình thức này tạo cho học sinh tâm lý thoải mái hơn so với thảo luận theo lớp. Đối với thảo luận theo nhóm nhỏ, những học sinh vốn dè dặt khi phát biểu trước cả lớp thì giờ đây sẽ có tâm trạng thoải mái, cởi mở hơn, có thể phát biểu ý kiến chủ quan của mình mà không e ngại, có thể trình bày bằng lời kèm theo tranh ảnh, bảng biểu, hình vẽ.
Sau khi đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm, giáo viên sẽ là người tổng kết cuộc thảo luận, chuẩn kiến thức cho học sinh.
- Thảo luận theo lớp: Là hình thức thảo luận với số lượng học sinh tham gia đông, tăng giá trị nhận thức, thúc đẩy việc suy nghĩ có phê phán.
Song đòi hỏi giáo viên phải bao quát được lớp, tránh tình trạng một số học sinh không tham gia ý kiến phát biểu, ngồi chơi gây mất trật tự. Khi nêu câu hỏi hoặc tổng kết phải nói rõ ràng để mọi học sinh đều nghe được đặc biệt với lớp đông học sinh.
Các điều kiện để thảo luận
Không gian lớp học là một nhân tố ảnh hưởng đến việc thảo luận. Muốn việc thảo luận dễ dàng và có hiệu quả thì toàn bộ học sinh khi tiến hành thảo luận phải nhìn thấy nhau và nhìn thấy giáo viên. Vì vậy cần phải sắp xếp chỗ ngồi sao cho hợp lí để việc thảo luận được thuận tiện.
Việc sắp xếp chỗ ngồi có tác động đến chất lượng của việc thảo luận song kĩ năng của giáo viên trong việc khuyến khích, hướng dẫn học sinh thảo luận lại có tác động lớn đến chất lượng của thảo luận.
Khó khăn lớn nhất trong việc thảo luận là yếu tố thời gian. Vì vậy giáo viên phải chỉ đạo việc thảo luận của học sinh cho phù hợp với thời gian quy định mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Giáo viên có thể quy định thời gian thảo luận cho mỗi vấn đề, tránh trường hợp quá sa đà vào một vấn đề nào đó mà lại thảo luận sơ sài ở vấn đề khác hoặc lấn át đến thời gian cần phải tìm hiểu những nội dung khác trong một bài học.
Thiết kế bài giảng theo hình thức thảo luận
Quá trình thiết kế bài giảng giáo viên có thể cấu tạo lại nội dung bài trong sách giáo khoa (hay một phần của bài) dưới dạng các bài tập nhận thức hay những vấn đề rồi nêu lên cho học sinh trao đổi tọa đàm với nhau.
Học sinh có thể trình bày ý kiến cá nhân hay đại diện cho một nhóm trước lớp. Trong thiết kế bài giảng kiểu này giáo viên phải chú ý mỗi kết luận phải dựa trên sự thảo luận có tổ chức của mỗi thành viên.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của AZtest, quý thầy cô đã có được phương pháp dạy học thảo luận môn Địa lý hiệu quả.
>>>Xem thêm: Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn Địa lý lớp 11
ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Cô Nguyễn Thị Hằng - Trường THPT Nguyễn Huệ, Nam Định
Nguồn tin: Báo Giáo dục và thời đại
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn